Mục Lục
Hỏi: Hiện nay, tôi đang làm nghề buôn vải. Tôi có hai kho chứa hàng, hiện đang thế chấp một kho vải cho ngân hàng để vay 2 tỉ đồng. Hiện nay, do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, tôi không kịp nhập vải về nên đã phải rút bớt vải ở kho đã thế chấp ra bán cho các xưởng địa phương. Do sắp đến kì trả nợ, hiện tại kinh tế của tôi đang khó khăn nên tôi muốn hỏi nếu như tôi không trả được nợ và ngân hàng muốn xử lý kho hàng của tôi thì ngân hàng có quyền đòi lại chỗ vải tôi đã đem bán hay không?
Trả lời: Với thắc mắc của bạn, Luật sư Quảng Ninh xin tư vấn như sau:
Trong trường hợp này, anh đang thế chấp cho ngân hàng tài sản đảm bảo là kho chứa vải. Theo quy định tại khoản 4 điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 về quyền của bên thế chấp thì:
“4. Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.
Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.”
Do đó, trong trường hợp này anh cần cân đối, bổ sung lượng vải trong kho sao cho vẫn đảm bảo theo các điều kiện thoả thuận đã ký kết giữa hai bên.
Khi đó, anh có thể yên tâm về việc số vải anh đã bán ra ngân hàng sẽ không có quyền truy đòi lại. Bởi theo quy định tại khoản 2 điều 7 Nghị định 21/2021/NĐ-CP thì bên nhận bảo đảm sẽ không có quyền truy đòi nếu “Tài sản thế chấp được bán, được thay thế hoặc được trao đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 321 của Bộ luật Dân sự;”. Do vậy ngân hàng không có quyền đòi lại số vải anh đã đem bán.
Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 0961.926.188 hoặc Đặt lịch hẹn để được hỗ trợ trực tiếp.
Bài viết liên quan: