Tài sản của người khác bán, có chuộc lại được không ?

Anh N.V.T (32 tuổi) có gửi đến luật sư Quảng Ninh câu hỏi như sau: Con trai anh ( Tên D) năm nay 14 tuổi, do cần tiền để chơi game nên đã bán tài sản (điện thoại) mà tôi mua cho con với giá 5 triệu đồng. Chiếc điện thoại này là tôi mua cho con để tiện liên lạc với bố mẹ và phục vụ việc học online. Sau nhiều lần gặng hỏi thì tôi biết được con đã bán cho ông H. Tôi đã tới gặp ông H để thương lượng chuộc lại điện thoại. Ông H không đồng ý vì cho rằng điện thoại đã được bán rồi thì sẽ thuộc quyền sở hữu của ông H. Chúng tôi đã xảy ra tranh chấp. Trong trường hợp tài sản bị bán, tôi có được chuộc lại điện thoại không. Nếu không thì làm cách nào để tôi lấy lại được điện thoại?

Tài sản

LUẬT SƯ QUẢNG NINH TRẢ LỜI:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Sư Quảng Ninh, chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Tranh chấp của bạn bắt nguồn từ việc con bạn (14 tuổi) bán điện thoại cho ông H. Bạn muốn đòi lại điện thoại nhưng ông H không đồng ý. Tại khoản 3 Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 quy định về độ tuổi giao dịch dân sự vô hiệu như sau:

“Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.”

Tại khoản 1 Điều 125 Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên thực hiện như sau:

“Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý…”

Như vậy, căn cứ theo quy định của các điều luật trên, có thể thấy việc bán điện thoại của D là trái quy định pháp luật. Bởi vì D chỉ mới 14 tuổi (nằm trong độ tuổi từ đủ 6 đến dưới 15 tuổi) đã thực hiện giao dịch dân sự. Giao dịch ở đây là bán điện thoại của bố mua cho.

Việc bán điện thoại này không được sự đồng ý của bạn, vì trong tình huống bạn nêu không hề đề cập tới. Con trai bạn cũng là người chưa thành niên. Giao dịch dân sự này cũng không phải là giao dịch để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày, phù hợp với lứa tuổi. Vậy nếu có yêu cầu của bạn thì giao dịch dân sự này sẽ vô hiệu.

Trường hợp này chúng tôi khuyến khích bạn và ông H nên thỏa thuận và hòa giải. Bạn nên thuyết phục ông H  chuộc lại điện thoại để tránh gây xung đột, mâu thuẫn. Ông H không nên nhận số tiền 5 triệu và trả lại tiền cho bạn. Bởi vì việc bán xe giữa D và H phải được sự đồng ý của bố mẹ là bạn. Trong trường hợp không thể thỏa thuận, bạn có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.


Công ty Luật TNHH MTV Luật Sư Quảng Ninh.

Địa chỉ: số 575 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 0979.266.128  hoặc Đặt lịch hẹn để được hỗ trợ trực tiếp.

Đánh giá post
Gọi Điện Thoại Zalo Facebook Gửi Email