Luật sư và nghề luật sư

Xã hội ngày càng phát triển, cùng với đó nhu cầu và trình độ con người cũng được nâng cao. Vì vậy, nghề luật sư trở nên quen thuộc đối với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và được coi như là một nghề cao quý được xã hội tôn trọng.

                   Luật sư (ảnh minh họa)

Nghề luật sư là gì? 

Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).

Dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác.

(Theo Điều 2, Điều 4 Luật luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012).

Người có Chứng chỉ hành nghề luật sư có quyền lựa chọn gia nhập một Đoàn luật sư để hành nghề luật sư.

Người đã gia nhập Đoàn luật sư phải làm việc theo:

  • Hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư.
  • Hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức hoặc thành lập.
  • Tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của Luật này tại địa phương nơi Đoàn luật sư có trụ sở.

Tiêu chuẩn để trở thành luật sư

Để trở thành Luật sư, cần có các điều kiện theo quy định của Luật luật sư như sau:

  1. Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc;
  2. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật;
  3. Có phẩm chất đạo đức tốt;
  4. Có bằng cử nhân luật;
  5. Đã được đào tạo nghề luật sư;
  6. Đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư;
  7. Có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư.

(Điều 10 Luật luật sư năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012)

Công việc của Luật sư

Luật sư là người được cấp phép hành nghề luật và có nghĩa vụ áp dụng pháp luật vào việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Luật sư thường có các nghĩa vụ gắn liền với lĩnh vực hoạt động của họ như:

Tư vấn và đưa ra lời khuyên pháp luật;

Nghiên cứu và thu thập bằng chứng, chứng cứ để soạn thảo tài liệu phục vụ cho vụ việc, tranh chấp;

Tư vấn soạn thảo hợp đồng;

Tư vấn trong các giao dịch mua bán;

Thực hiện bào chữa và và đại diện tham gia tranh tụng trước tòa cho khách hàng.

Theo đặc thù công việc, luật sư được phân ra thành luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng. Khi là luật sư tư vấn, thường luật sư sẽ thực hiện tư vấn các vấn đề pháp lý cho khách hàng. Khi là luật sư tranh tụng, luật sư sẽ là người đại diện cho khách hàng, tham gia vào phiên tòa để bào chữa, tranh luận, bảo vệ quyền và lợi ích cho thân chủ.

Một số trường hợp miễn đào tạo nghề luật sư

  1. Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên.
  2. Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sỹ luật.
  3. Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
  4. Đã là thẩm tra viên chính ngành Toà án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.

Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 0961.926.188 hoặc Đặt lịch hẹn để được hỗ trợ trực tiếp.

 

5/5 - (27 bình chọn)
Gọi Điện Thoại Zalo Facebook Gửi Email