Điều kiện và thủ tục phá sản theo Luật Phá sản năm 2014

LUẬT SƯ QUẢNG NINH – Dịch bệnh Covid-19 phức tạp đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động thương mại, dịch vụ, làm gián đoạn cung cầu, khiến doanh nghiệp phải gánh chịu những thiệt hại đáng kể. Nhiều doanh nghiệp không còn khả năng chi trả lương cho người lao động cũng như thực hiện các nghĩa vụ tài chính đã phải tiến hành thủ tục phá sản.

Pháp luật về phá sản đã được nhà nước quy định cụ thể nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc hiểu rõ điều kiện và thủ tục phá sản sẽ giúp người sử dụng lao động tự bảo vệ tốt quyền lợi của mình, giảm thiểu tối đa những thiệt hại phải gánh chịu.

Điều kiện và thủ tục phá sản
Điều kiện và thủ tục phá sản
  1. Phá sản là gì? Điều kiện phá sản?

Theo Khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản năm 2014: Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Theo Khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản 2014: Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

Theo đó, một doanh nghiệp sẽ bị coi là phá sản khi đáp ứng 2 điều kiện:

  • Mất khả năng thanh toán (không thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong 3 tháng từ ngày đến hạn);
  • Bị Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản.

Việc không thực hiện nghĩa vụ thanh toán bao gồm 2 trường hợp:

  • Doanh nghiệp không còn tài sản để thanh toán các khoản nợ
  • Doanh nghiệp có tài sản nhưng không thanh toán các khoản nợ.
  1. Chủ thể có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Khi đã hết thời hạn 03 tháng mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán,

  • Chủ thể có quyền yêu cầu mở thủ tục:
  • Chủ nợ (không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần);
  • Người lao động, công đoàn;
  • Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên hoặc tỉ lệ khác do Điều lệ công ty quy định (chỉ áp dụng với Công ty cổ phần);
  • Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện pháp luật của hợp tác xã là thành viên của liên hiệp hợp tác xã.
  • Chủ thể có nghĩa vụ yêu cầu mở thủ tục phá sản:
  • Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã;
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
    Điều kiện và thủ tục phá sản
    Điều kiện và thủ tục phá sản
  1. Thủ tục phá sản

Khi thỏa mãn một trong điều kiện doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và điều kiện về chủ thể, trình tự, thủ tục sẽ được thực hiện như sau:

Bước 1: Người có quyền, nghĩa vụ chuẩn bị đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, kèm theo giấy tờ, tài liệu về các khoản nợ đã đến hạn của doanh nghiệp.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết. Có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện. Ngày nộp đơn tính từ ngày Tòa án nhận đơn hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.

Bước 3: Nếu hồ sơ hợp lệ, Tòa án nhận đơn yêu cầu, sau đó tiến hành thông báo cho người yêu cầu nộp tiền tạm ứng án phí (nếu có); hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ; hoặc chuyển đơn đến tòa án khác có thẩm quyền; hoặc trả lại đơn.

Sau khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản, Tòa án tiến hành thụ lý đơn yêu cầu phá sản. Với các trường hợp được miễn thì thời điểm thụ lý tính từ ngày Tòa án nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Bước 4: Tòa án nhân dân ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và gửi quyết định cho các bên liên quan. Trong quá trình đó, Tòa án sẽ tiến hành các biện pháp nhằm bảo toàn tài sản doanh nghiệp.

Bước 5: Tòa án tiến hành triệu tập hội nghị chủ nợ trong vòng 20 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm kê tài sản hoặc ngày kết thúc việc lập danh sách chủ nợ tùy điều kiện nào đến sau.

Điều kiện tiến hành hội nghị: (1) Số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm; (2) Có sự tham gia của quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được phân công giải quyết.

Nếu không đáp ứng điều kiện trên, Tòa án triệu tập Hội nghị chủ nợ lần 2.

Bước 6: Tòa án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản nếu:

  • Hội nghị chủ nợ triệu tập lần 2 nhưng không đủ điều kiện tiến hành hoặc hội nghị chủ nợ không thông qua được nghị quyết;
  • Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết trong đó đồ nghị tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

Trên đây là bài viết chi tiết về điều kiện và thủ tục phá sản do Luật sư Quảng Ninh tổng hợp. Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 0961.926.188 hoặc Đặt lịch hẹn để được hỗ trợ trực tiếp.

Công ty Luật sư Quảng Ninh.

Địa chỉ: 575 Nguyễn Văn Cừ – Phường Hồng Hải – TP.Hạ Long – Quảng Ninh.

5/5 - (5 bình chọn)
Gọi Điện Thoại Zalo Facebook Gửi Email