Mục Lục
1. Thế nào là cầm cố tài sản không chính chủ?
Căn cứ theo Điều 309 BLDS năm 2015: “Cầm cố tài sản là thủ tục mà bên cầm có giao tài sản của mình cho bên nhận cầm cố để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ”.
Theo định nghĩa này, tài sản là đối tượng của cầm cố phải là tài sản thuộc sở hữu của bên cầm cố. Đồng thời, có thể hiểu, tài sản không chính chủ là loại tài sản không thuộc sở hữu của một người.
Cụm từ không chính chủ thường được nghe là sử dụng xe không chính chủ hoặc mua bán xe không chính chủ.
Do đó, theo Bộ luật Dân sự, khi cầm cố bắt buộc phải sử dụng tài sản thuộc sở hữu của bên cầm cố, đồng nghĩa, phải chính chủ tài sản là người đứng ra cầm cố tài sản.
Hình ảnh minh họa
2 Cầm cố tài sản không chính chủ bị phạt như thế nào?
a) Đối với người cầm cố
– Xử phạt hành chính
Theo quy định tại điểm l Khoản 3 và điểm b Khoản 5 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về nhận cầm cố tài sản không chính chủ như sau:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nhận cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người khác nhưng không có giấy ủy quyền hợp lệ của người đó cho người mang tài sản đi cầm cố.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi nhận cầm cố tài sản do trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt hoặc do người khác phạm tội mà có nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, đối với người nhận cầm cố tài sản không chính chủ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì tùy theo trường hợp mà bị phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng hoặc từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
– Xử lý hình sự
Về xử lý hình sự, trường hợp bên nhận cầm đồ có dấu hiệu của tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được quy định tại Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 như sau:
- Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; tái phạm nguy hiểm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm: tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, nếu người nhận cầm cố tài sản không chính chủ có thể phải chịu phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 15 năm. Ngoài ra có thể chịu thêm hình phạt bổ sung phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu tài sản.
Hình ảnh minh họa
b) Người cầm cố
Theo điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người nào cầm cố trái phép tài sản của người khác thì có thể bị phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng.
3. Thủ tục, trình tự cầm cố tài sản không chính chủ đúng pháp luật.
Nếu chủ sở hữu không thể thực hiện cầm cố tài sản một cách cá nhân, chủ sở hữu có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thay mình.
Do đó, trường hợp duy nhất mà cầm cố tài sản không chính chủ được xem là tuân thủ luật pháp là khi chủ sở hữu tài sản ủy quyền cho người khác thực hiện cầm cố tài sản thay mình với chủ tiệm cầm đồ.
Theo quy định, thủ tục thực hiện cầm cố trong trường hợp này được thực hiện như sau:
Bước 1: Bên cầm cố và bên được uỷ quyền thực hiện cầm cố cần lập một văn bản uỷ quyền, ghi rõ ràng việc bên được uỷ quyền thay mặt bên cầm cố để tiến hành thủ tục cầm cố với chủ tiệm cầm đồ.
Theo quy định của luật, việc công chứng hoặc chứng thực hợp đồng/giấy uỷ quyền không bắt buộc trong trường hợp này, trừ khi các bên có nhu cầu hoặc tài sản cầm cố liên quan đến quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất. Tuy nhiên, các bên vẫn có thể lựa chọn viết tay giấy/hợp đồng uỷ quyền.
Bước 2: Tiến hành thủ tục cầm cố tài sản
Theo quy định được nêu tại khoản 5, Điều 3 trong Nghị định 21/2021/NĐ-CP, hợp đồng cầm cố không bắt buộc phải lập một hợp đồng riêng, mà nội dung cầm cố có thể được thể hiện trong hợp đồng riêng lẻ hoặc được đề cập trong điều khoản của một hợp đồng khác liên quan đến cam kết thực hiện nghĩa vụ.
Thủ tục cầm cố tài sản được thực hiện dựa trên thoả thuận của các bên. Trong quá trình này, có những thủ tục như: Giao tài sản, thanh toán các chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố…
______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Công ty Luật TNHH MTV Luật Sư Quảng Ninh.
Địa chỉ: số 575 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Địa chỉ chi nhánh: số 31 đường Lý Thường Kiệt, tổ 1, khu 3, phường Thanh Sơn, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 0961.926.188/0979.266.128 hoặc đặt lịch hẹn để được hỗ trợ trực tiếp.
Bài viết liên quan: