Mục Lục
Tặng cho tài sản có điều kiện là việc một bên tặng cho tài sản và đưa ra yêu cầu đối với bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Các điều kiện để tặng cho không được vi phạm các điều cấm của luật, không trái với đạo đức xã hội.
Điều kiện tặng cho được hiểu là một hoặc nhiều nghĩa vụ mà bên được tặng cho phải thực hiện trước hoặc sau khi nhận tài sản tặng cho. Thông thường, điều kiện tặng cho do bên tặng cho đưa ra và được sự chấp thuận của bên được tặng cho. Việc xác định điều kiện tặng cho phụ thuộc vào ý chí của các bên trong hợp đồng. Tuy nhiên, các bên không được phép thỏa thuận điều kiện mà vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Điều 462. Tặng cho tài sản có điều kiện
1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Theo Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.
Điều 457. Hợp đồng tặng cho tài sản
Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.
1. Đối tượng của hợp đồng tặng cho tài sản
* Đối tượng của hợp đồng là động sản:
– Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
* Đối tượng của hợp đồng là tặng cho bất động sản:
– Phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
– Hợp đồng mà đối tượng là bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
2. Lưu ý khi làm hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện:
– Bên cho tài sản và bên được tặng tài sản phải có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
– Bên cho tài sản và bên được tặng tài sản phải hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc hoặc lừa dối
– Bên cho phải đảm bảo tài sản tặng cho thuộc quyền sở hữu của mình,…
3. Hình thức của hợp đồng tặng cho tài sản
– Nếu đối tượng của hợp đồng là động sản thì hợp đồng tặng cho có thể bằng miệng, văn bản.
– Nếu đối tượng của hợp đồng là tài sản phải đăng kí quyền sở hữu hoặc là bất động sản thì hình thức của hợp đồng phải là văn bản có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bài viết liên quan: