Dịch vụ khởi kiện vụ án dân sự tại tỉnh Quảng Ninh

   Khi các tranh chấp liên quan đến đất đai, nhà ở, dân sự và thừa kế…v.v xảy ra mà các bên không thể thương lượng, hòa giải thì bên bị thiệt hại cần phải tiến hành thủ tục khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

   Công ty Luật sư Quảng Ninh có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn và tham gia giải quyết tranh chấp dân sự, lao động, đất đai, hành chính, kinh doanh thương mại, đầu tư, hôn nhân và gia đình,…Trong bài viết này, Luật sư Quảng Ninh sẽ cung cấp tới quý khách hàng một số thông tin cơ bản liên quan khởi kiện dân sự tại Quảng Ninh.

Dân sự - Dịch vụ
Ảnh minh hoạ

1. Khái niệm tranh chấp dân sự

Ở góc độ chung nhất, tranh chấp là việc giành nhau một cách giằng co không rõ thuộc về bên nào. Tranh chấp cũng có nghĩa là đấu tranh giằng co khi có ý kiến bất đồng, thường là trong vấn dề quyền lợi giữa hai bên.

Theo nghĩa hẹp, tranh chấp dân sự là những bất đồng, xung đột lợi ích pháp lý giữa ít nhất hai bên trong lĩnh vực dân sự.

Theo nghĩa rộng, tranh chấp dân sự là những mâu thuẫn, xung đột xảy ra giữa các chủ thể trong các quan hệ về nhân thân hoặc tài sản được pháp luật dân sự quy định. Các loại tranh chấp dân sự thường gặp là tranh chấp quyền sở hữu tài sản thừa kế, tài sản ly hôn, tranh chấp về đất đai, tranh chấp dân sự liên quan đến hợp đồng, cơ chế quy định trong hợp đồng mua bán, vay tài sản, đầu tư, chuyển giao công nghệ, vận chuyển, bảo hiểm, dịch vụ, các tranh chấp lao động…

2. Khái niệm khởi kiện vụ án dân sự

Khởi kiện vụ án dân sự là việc người có quyền khởi kiện yêu cầu toà án có thẩm quyền xem xét, giải quyết và bảo vệ quyền lợi của mình trong vụ án dân sự. Các vụ án dân sự thường gặp là tranh chấp đất đai, hôn nhân gia đình, thừa kế, lao động, kinh doanh thương mại,…v.v

3. Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề khởi kiện vụ án dân sự

Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề khởi kiện vụ án dân sự là Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và các văn bản pháp luật hướng dẫn.

4. Thẩm quyền giải quyết của Toà án

Thẩm quyền được hiểu là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của các cơ quan, tổ chức thuộc bộ máy Nhà nước do luật pháp quy định.

Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự là một bộ phận trong cấu thành nên thẩm quyền dân sự của Tòa án. Theo đó, thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của tòa án là phạm vi các tranh chấp dân sự mà Tòa án có quyền xem xét, thụ lý, giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

5. Những tranh chấp và yêu cầu dân sự thuộc thẩm quyền của Toà án

Theo quy định tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 những tranh chấp thuộc thẩm quyền của Toà án gồm:

Điều 26. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.

2. Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.

3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.

4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này.

5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.

6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

7. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.

8. Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước.

9. Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.

10. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.

11. Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.

12. Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

13. Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

14. Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 những yêu cầu dân sự thuộc thẩm quyền của Toà án gồm:

Điều 27. Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

2. Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó.

3. Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích.

4. Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết.

5. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

6. Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.

7. Yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án.

8. Yêu cầu công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 470 của Bộ luật này.

9. Yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án và yêu cầu khác theo quy định của Luật thi hành án dân sự.

10. Các yêu cầu khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

6. Hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự

Hồ sơ khởi kiện tại Tòa án bao gồm:

–   Đơn khởi kiện

–   Các tài liệu liên quan đến vụ kiện (hồ sơ nhà, đất, hợp đồng, giấy vay nợ…);

–   Chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có chứng thực) nếu là cá nhân;

–   Hồ sơ pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp (bản sao có chứng thực) nếu là pháp nhân.

– Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).

7. Thời gian giải quyết vụ án dân sự

Theo quy định tại Khoản 1, Khoản 4 Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 ghi nhận:

Điều 203. Thời hạn chuẩn bị xét xử

1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:

a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;

b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.

Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

2. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Lập hồ sơ vụ án theo quy định tại Điều 198 của Bộ luật này;

b) Xác định tư cách đương sự, người tham gia tố tụng khác;

c) Xác định quan hệ tranh chấp giữa các đương sự và pháp luật cần áp dụng;

d) Làm rõ những tình tiết khách quan của vụ án;

đ) Xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này;

e) Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

g) Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn;

h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật này.

3. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều này, tùy từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:

a) Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;

b) Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;

c) Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;

d) Đưa vụ án ra xét xử.

4. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

Theo đó, thời hạn chuẩn bị xét xử theo quy định pháp luật:

– Thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án:
Đối với các vụ án tranh chấp về dân sự được quy định tại Điều 26 và các vụ án tranh chấp về hôn nhân và gia đình được quy định tại Điều 28 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

– Thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án:
Đối với các vụ án tranh chấp về kinh doanh, thương mại được quy định tại Điều 30 và các vụ án tranh chấp về lao động được quy định tại Điều 32 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

– Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan:
+ Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án được quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật.
+ Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 01 tháng đối với vụ án được quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật.

Thời hạn mở phiên tòa: Từ 1 đến 2 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

8. Dịch vụ Khởi kiện dân sự của Luật sư Quảng Ninh

Chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm tham gia giải quyết các vụ án dân sự ở Quảng Ninh. Xuyên suốt quá trình cung cấp dịch vụ, chúng tôi luôn đảm bảo chất lượng ở mức tốt nhất, dịch vụ trọn gói, hiệu quả và chi phí hợp lý.


Công ty Luật TNHH MTV Luật Sư Quảng Ninh.

Địa chỉ: số 575 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 0979.266.128  hoặc Đặt lịch hẹn để được hỗ trợ trực tiếp.

 

 

 

 

5/5 - (10 bình chọn)
Gọi Điện Thoại Zalo Facebook Gửi Email