Đăng ký sở hữu trí tuệ tại Quảng Ninh theo quy định năm 2022

    Ở Quảng Ninh, sự cần thiết của việc đăng ký sở hữu trí tuệ là rất quan trọng do sự xuất hiện của những sản phẩm, hàng hoá và thương hiệu mới đang ngày một trở nên phổ biến và dần khẳng định được vị thế trên thị trường. Việc chủ sở hữu đăng ký sở hữu trí tuệ là cần thiết để bảo vệ được tài sản trí tuệ của mình, việc đăng ký sẽ giúp khách hàng được độc quyền sử dụng sản phẩm đã đăng ký trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

    Dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ đều cần xây dựng một sự uy tín với đối tác và người tiêu dùng, đăng ký tài sản trí tuệ là căn cứ pháp lý để phát triển những lợi ích của mình. Nhận thấy tầm quan trọng và với kinh nghiệm lâu năm đăng ký sở hữu trí tuệ, Luật sư Quảng Ninh sẽ cung cấp tới quý khách hàng một số thông tin cơ bản liên quan đến đăng ký sở hữu trí tuệ.

Đăng ký sở hữu trí tuệ
Ảnh minh hoạ

1. Khái niệm sở hữu trí tuệ

Ở góc độ kinh tế, sở hữu trí tuệ là mối quan hệ giữa cá nhân, tổ chức đối với tài sản trí tuệ, như là mối quan hệ “của mình” hay “thuộc về mình” và do đó tài sản trí tuệ này được xác định là không thuộc về những cá nhân và tổ chức khác.

Tóm tại, sở hữu trí tuệ là các quan hệ chiếm hữu, chiếm đoạt đối với tài sản trí tuệ.

Quyền sở hữu trí tuệ được chia làm ba nhánh gồm: Quyền tác giả và Quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền Sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

2. Căn cứ phát sinh quyền sở hữu trí tuệ

Căn cứ phát sinh
Ảnh minh hoạ

Theo quy định tại Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) ghi nhận:

Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ

1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.

2. Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chư­ơng trình được mã hóa được định hình hoặc thực hiện mà không gây ph­ương hại đến quyền tác giả.

3. Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:

a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

b) Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;

c) Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;

d) Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.

4. Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này.

3. Các loại hình đăng ký sở hữu trí tuệ

Các loại hình sở hữu trí tuệ
Ảnh minh hoạ

Những nhóm tài sản trí tuệ có thể là tác phẩm, bài viết, sách, bài hát, kịch bản, phần mềm, logo, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, giống vật nuôi, cây trồng,… Với từng loại tài sản trí tuệ là một loại hình đăng ký sở hữu trí tuệ khác nhau, về cơ bản có thể chia ra làm các loại sau đây:

Thứ nhất, quyền sở hữu trí tuệ đối với sở hữu công nghiệp

– Đăng ký nhãn hiệu

– Đăng ký Sáng chế, giải pháp hữu ích

– Đăng ký Kiểu dáng công nghiệp;

– Đăng ký chỉ dẫn địa lý

Thứ hai, quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả và quyền liên quan

– Đăng ký xác lập quyền tác giả hay gọi đơn giản là đăng ký bản quyền tác giả

– Đăng ký xác lập quyền liên quan bao gồm: (i) Quyền liên quan cuộc biểu diễn (ii) Quyền liên quan bản ghi âm, ghi hình (iii) Quyền liên quan đến chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá;

Thứ ba, quyền sở hữu trí tuệ với quyền cây trồng. Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.

4. Quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ

Bước 1: Phân loại đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

Bước 2: Xác định cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ:

+ Quyền sở hữu trí tuệ đối với sở hữu công nghiệp sẽ được thực hiện thủ tục hành chính tại Cục Sở hữu trí tuệ;

+ Quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả, quyền liên quan sẽ được thực hiện tại Cục Bản quyền Tác Giả;

+ Quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng sẽ được tiến hành xác lập quyền tại Cục Trồng Trọt.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ

Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký tại cơ quan đăng ký

Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký sở hữu trí tuệ

5. Dịch vụ Đăng ký sở hữu trí tuệ của Luật sư Quảng Ninh

Chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm Đăng ký sở hữu trí tuệ ở Quảng Ninh. Xuyên suốt quá trình cung cấp dịch vụ, chúng tôi luôn đảm bảo chất lượng ở mức tốt nhất, tiết kiệm thời gian cho khách hàng và chi phí dịch vụ hợp lý.


Công ty Luật TNHH MTV Luật Sư Quảng Ninh.

Địa chỉ: số 575 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 0979.266.128  hoặc Đặt lịch hẹn để được hỗ trợ trực tiếp.

5/5 - (11 bình chọn)
Gọi Điện Thoại Zalo Facebook Gửi Email