Quy định 2022 về đăng ký nhãn hiệu tại Quảng Ninh

    Sự xuất hiện của nhiều thương hiệu nhà hàng khách sạn với các sản phẩm dịch vụ đa dạng, phong phú ở Quảng Ninh làm gia tăng nhu cầu muốn đăng ký nhãn hiệu của doanh nghiệp và cá nhân. Việc đăng ký nhãn hiệu có giá trị thiết thực trong việc tăng khả năng bảo hộ cho thương hiệu khi doanh nghiệp hoặc cá nhân tham gia vào thị trường kinh doanh. Trong sản xuất kinh doanh, nhãn hiệu được xem như hình ảnh thiêng liêng, biểu tượng cho hàng hoá, dịch vụ.

    Với bề dày kinh nghiệm trong việc đăng ký thương hiệu, Luật sư Quảng Ninh đã tư vấn và làm thủ tục đăng ký cho rất nhiều doanh nghiệp ở Quảng Ninh. Trong phạm vi bài viết này, Luật sư Quảng Ninh sẽ cung cấp tới quý khách hàng một số thông tin cơ bản về đăng ký nhãn hiệu ở Quảng Ninh.

Đăng ký nhãn hiệu
Ảnh minh hoạ

1. Khái niệm nhãn hiệu

Khái niệm nhãn hiệu
Ảnh minh hoạ

Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và khoản 2 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2009 khái niệm nhãn hiệu được ghi nhận:

Điều 4. Giải thích từ ngữ

16. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

….

Nhãn hiệu là thuật ngữ được sử dụng vô cùng rộng rãi trong nền kinh tế thị trường. Nó gắn liền với quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ. Trong quy định pháp luật của mỗi quốc gia có điểm giống nhau cơ bản là nhãn hiệu phải có chức năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các chủ thể khác nhau. Bên cạnh đó, pháp luật các nước cũng như các Điều ước quốc tế đều không liệt kê một danh sách các dấu hiệu cụ thể mà chỉ đưa ra các loại dấu hiệu phổ biến có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

2. Quyền đăng ký nhãn hiệu

Quyền đăng ký nhãn hiệu
Ảnh minh hoạ

Theo quy định tại khoản 1 Điều 87 luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) ghi nhận quyền đăng ký nhãn hiệu:

Điều 87. Quyền đăng ký nhãn hiệu

1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.

6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

3. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu ở Quảng Ninh

Theo kinh nghiệm đăng ký nhãn hiệu ở Quảng Ninh, hồ sơ cần để việc đăng ký diễn ra thuận lợi, dễ dàng bao gồm:

– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;

– 08 Mẫu nhãn hiệu kèm theo kích thước 8×8 cm;

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:

– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;

– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

– Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

Những tài liệu khác (nếu có) gồm:

– Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

4. Phí, lệ phí cơ bản khi đăng ký nhãn hiệu

Dưới đây là những loại phí cơ bản mà Công ty Luật sư Quảng Ninh trong quá trình đăng ký nhãn hiệu tìm hiểu được (những loại phí này có thể thay đổi theo thực tế):

– Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng/đơn;

– Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng;

– Phí tra cứu phục vụ thẩm định nhãn hiệu: 180.000 đồng;

– Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000 đồng;

– Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng;

– Lệ phí công bố nhãn hiệu: 120.000 đồng.

Phí thẩm định nội dung đơn:

– Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ: 550.000 đồng;

– Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi: 120.000 đồng.

Phí tra cứu phục vụ thẩm định nhãn hiệu

– Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ: 180.000 đồng;

– Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ có trên 6 sản phẩm/dịch vụ đăng ký, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi 30.000 đồng.

– Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000 đồng;

– Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng.

5. Thời hạn xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu

Khi được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn được xem xét theo trình tự sau:

– Thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

– Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày Đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ

– Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

– Thời hạn cấp văn bằng: 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.

6. Dịch vụ Đăng ký nhãn hiệu của Luật sư Quảng Ninh

Chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm Đăng ký nhãn hiệu ở Quảng Ninh. Xuyên suốt quá trình cung cấp dịch vụ, chúng tôi luôn đảm bảo chất lượng ở mức tốt nhất, tiết kiệm thời gian cho khách hàng và chi phí dịch vụ hợp lý.


Công ty Luật TNHH MTV Luật Sư Quảng Ninh.

Địa chỉ: số 575 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 0979.266.128  hoặc Đặt lịch hẹn để được hỗ trợ trực tiếp.

 

 

 

 

 

5/5 - (10 bình chọn)
Gọi Điện Thoại Zalo Facebook Gửi Email