Mùa mưa bão, cây đổ làm chết người ai phải bồi thường?

Trường hợp cây đổ làm chết người trong các tình huống mưa bão không phải là hiếm. Vậy trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này sẽ thuộc về ai?

1. Cây đổ làm chết người trong mùa mưa bão ai phải bồi thường?

Trong mùa mưa bão, để đảm bảo an toàn cho người đi đường, thông thường các cá nhân và đơn vị được giao nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ và quản lý cây xanh thường tiến hành việc chặt hạ, cắt tỉa các cành cây nhằm phòng tránh các tai nạn có thể xảy ra trong mùa mưa bão.

Bởi vậy, trong trường hợp cây cối bị đổ, bật gốc hoặc gây thiệt hại trong mùa mưa bão là do các đơn vị và cá nhân này không thực hiện nhiệm vụ của mình một cách đầy đủ và cẩn thận. Do đó, nếu có thiệt hại về người và tài sản, các đơn vị và cá nhân này có trách nhiệm bồi thường.

Theo quy định tại Điều 604 của Bộ luật Dân sự 2015, người sở hữu, người chiếm hữu hoặc người được giao quản lý phải đền bù thiệt hại do cây cối gây ra. Do đó, nếu có bất kỳ thiệt hại nào về người hoặc tài sản khi chẳng may cây cối đổ, ngã thì đối tượng cá nhân hay tổ chức chủ sở hữu, chiếm hữu hoặc được giao chăm sóc cây xanh sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Bão số 2 tại Hải Phòng: Một số cây xanh gãy đổ, không xảy ra tình trạng  ngập lụt

Hình ảnh minh họa

Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào người bị thiệt hại cũng có thể được bồi thường bởi theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015, chủ sở hữu cây, người được giao chăm sóc cây sẽ không phải bồi thường thiệt hại nếu thuộc một trong các trường hợp:

– Sự kiện bất khả kháng: Khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.”

Vì vậy, nếu các đơn vị quản lý cây xanh hoặc chủ sở hữu cây xanh đã thực hiện mọi biện pháp như cắt tỉa cành cây, ràng buộc cây… để giảm thiểu tai nạn cho người đi đường, nhưng vẫn có tổn thất xảy ra do cây xanh đổ, bật gốc… thì đơn vị quản lý cây xanh hoặc chủ sở hữu cây xanh không cần phải bồi thường.

– Nguyên nhân hoàn toàn do lỗi của bên gây thiệt hại. Ví dụ, trong trường hợp đi trên đường, người lái xe máy, xe đạp… lại đi lên vỉa hè thay vì trong lòng đường. Khi xảy ra mưa bão, nếu có cây đổ trên vỉa hè và gây thương tích cho người tham gia giao thông, thì tình huống này được xem là lỗi của bên gây thiệt hại.

Lưu ý: Trong trường hợp này, chủ sở hữu hoặc người được giao chăm sóc cây đã thực hiện mọi biện pháp để bảo đảm an toàn cho người đi đường. Bằng cách cắt tỉa cây để loại bỏ cành lá rậm rạp, xum xuê và chằng gốc cây chắc chắn. Để xác định ai phải bồi thường trong trường hợp cây đổ gây thương tích hoặc tử vong, ta cần xem xét đơn vị quản lý cây xanh đã đảm nhiệm đúng trách nhiệm của mình hay chưa và người đi đường có lỗi hay không.

Nếu đơn vị quản lý cây xanh không thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro, họ sẽ chịu trách nhiệm trong trường hợp cây đổ gây tai nạn. Tuy nhiên, nếu đơn vị đã thực hiện đủ mọi biện pháp hạn chế nhưng cây vẫn đổ gây tai nạn do tình hình bất khả kháng hoặc lỗi của người đi đường, thì đơn vị này sẽ không chịu trách nhiệm.

Tóm lại, để đảm bảo an toàn, chúng ta nên hạn chế việc ra đường khi có bão hay gió mạnh. Đồng thời, các đơn vị quản lý cây xanh cần kiểm tra và cắt tỉa cành lá cây đều đặn. Trên đường, người tham gia giao thông cũng cần cẩn thận khi di chuyển trong trời mưa bão.

2. Mức bồi thường thiệt hại khi cây cối đổ làm chết người?

Bão gây mất điện diện rộng, cây đổ hàng loạt - VnExpress

Mức bồi thường thiệt hại khi cây đổ làm chết người (Ảnh minh họa)

Trong trường hợp cây đổ gây chết người, để xác định mức đền bù, các bên sẽ tuân thủ quy định tại Điều 591 trong Bộ luật Dân sự năm 2015. Khi cây đổ làm chết người đồng nghĩa với việc thiệt hại đã xảy ra xâm phạm tính mạng người khác.

Theo khoản 3 Điểm 8 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP: Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 591 của Bộ luật Dân sự được xác định như sau:
– Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự, được hướng dẫn tại Điều 7 Nghị quyết này, được tính từ thời điểm người bị thiệt hại bị xâm phạm sức khỏe cho đến thời điểm người đó chết.
– Chi phí hợp lý cho việc mai táng đối với các khoản tiền: mua quan tài; chi phí hỏa táng, chôn cất; các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo phong tục, tập quán địa phương. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ.
Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc nuôi dưỡng trước khi chết được xác định như sau:
a) Mức cấp dưỡng căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng, nhưng không thấp hơn 01 tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người được cấp dưỡng đang cư trú cho mỗi tháng;
b) Thời điểm cấp dưỡng được tính từ thời điểm người bị thiệt hại bị xâm phạm về sức khỏe;
c) Đối tượng được bồi thường tiền cấp dưỡng là những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.

 

 

______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Công ty Luật TNHH MTV Luật Sư Quảng Ninh.

Địa chỉ: số 575 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Địa chỉ chi nhánh: số 31 đường Lý Thường Kiệt, tổ 1, khu 3, phường Thanh Sơn, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 0961.926.188/0979.266.128  hoặc đặt lịch hẹn để được hỗ trợ trực tiếp.

5/5 - (12 bình chọn)
Gọi Điện Thoại Zalo Facebook Gửi Email