Cảnh sát cơ động được nổ súng không cần báo trước khi nào?

Cảnh sát cơ động có quyền được nổ súng không? Trường hợp nào cảnh sát được quyền nổ súng cần báo trước và trường hợp nào nổ súng không cần báo trước? Trách nhiệm khi nổ súng thuộc về ai? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề trên.

1. Cảnh sát cơ động có quyền được nổ súng khi làm nhiệm vụ không?

Nhiều người thắc mắc những chiến sỹ cảnh sát cơ động (CSCĐ) hay vác trên người những khẩu súng khi thực hiện nhiệm vụ thì có được sử dụng và nổ súng không? Câu trả lời là có nhưng phải tuân thủ theo quy định dưới đây:

Căn cứ tại Điều 15 Luật Cảnh sát cơ động năm 2022 quy định khi thực hiện nhiệm vụ độc lập, cán bộ, chiến sỹ cảnh sát cơ động được sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và được nổ súng quân dụng theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, cảnh sát cơ động cần tuân theo mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp và người ra mệnh lệnh cũng phải tuân thủ quy định của Luật Quản lý, sử dụng cũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về quyết định của mình. Ngoài ra cảnh sát cơ động phải thực hiện sử dụng vũ khí, vật liệu nổ hay các thiết bị kỹ thuậ nghiệp vụ theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Cũng tại Điều 22 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định về việc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ cần phải theo 4 nguyên tắc sau:

– Người chiến sỹ, CSCĐ cần phải căn cứ vào tình huống thực tế, xem xét mức độ nguy hiểm của hành vi mà đối tượng đã và đang thực hiện để quyết định việc sử dụng vũ khí quân dụng của mình.

– Nếu trường hợp cảnh báo nhiều lần mà đối tượng không nghe và cũng không còn bất kỳ biện pháp nào khả thi hơn và xét thấy việc sử dụng vũ khí quân dụng của mình là cần thiết và cấp bách nếu không tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ bị đe dọa hoặc có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác thì CSCĐ phải sử dụng vũ khí quân dụng để ngăn chặn hậu quả xấu.

– Tuyệt đố không sử dụng vũ khí quân dụng khi biết rõ đối tượng là phụ nữ, người khuyết tật, trẻ em, người cao tuổi, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ nguy hiểm khác và đang đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.

– Hạn chế thiết hại nhất có thể khi sử dụng vũ khí quân dụng.

Việc sử dụng vũ khí quân dụng, bảo quản vũ khí quân dụng hay một số vấn đề khác liên quan đến vũ khí quân dụng mà xảy ra vi phạm  sẽ phải chịu chế tài hình sự được quy định theo Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 tại Mục 3, 4 Chương XXI Các tội xâm phạm đến an toàn công cộng, trật tự công cộng.

Luật Quản ký, sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định cụ thể các trường hợp CSCĐ được nổ súng bao gồm trường hợp nổ súng cảnh cáo trước và trường hợp nổ súng không cần cảnh báo trước. Cụ thể, tại các mục bài viết dưới đây.

 

2. Trường hợp nào cảnh sát cơ động phải báo trước khi nổ súng?

Trước đây chưa có quy định gì về việc cảnh bảo như thế nào thì mới được bắn, theo cách hiểu lâu nay thường thì các chiến sỹ thực thi nhiệm vụ sẽ bắn 3 phát súng để cảnh báo và nếu đối tượng cố tình chống trả và không chấp nhận mệnh lệnh thì mới bán vào người. Tuy nhiêu nhiều ý kiến trái chiều cho rằng nếu trường hợp nào cũng cảnh báo kiểu trên thì có khi lại thành rườm rà, mất thời gian vì có thể đối tượng sẽ dành thời đó để chống trả hoặc bỏ trốn. Đến bây giờ trong tại khoản 1 Điều 23 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quy định rõ hơn cụ thể trước khi thi hành nhiệm vụ độc lập phải cảnh báo trước bằng hành động, mệnh lệnh lời nói hoặc bắn chỉ thiên trước khi bắn súng với đối tượng trong 5 trường hợp cảnh sát cơ động cần báo trước khi nổ súng như sau:

– Đối tượng đang sự dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác tấn công hoặc chống trả đe dọa tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.

– Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác gây rối trật tự công cộng đe dọa tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.

– Người đang bị truy nã, bị bắt, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành hình phạt tù đang chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; đối tượng đang đánh tháo người bị dẫn giải, người bị giam giữu, áp giải do phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đăng biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm.

– Khi biết rõ đối tượng đang thực hiện hành vi phạm tội (phạm tội quả tang) nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Các loại tội này đã được quy định cụ thể tại Điều 9 Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

– CSCĐ Được nổ sung vào phương tiện giao thông, cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường thủy nội địa, trừ phương tiện giao thông của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế để dừng phương tiện đó trong trường hợp đối tượng điều khiển phương tiện đó tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác hoặc khi biết rõ phương tiện do đối tượng phạm tội đều khiển cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có trở người hoặc có con tin; khi biết rõ trên phương tiện có chở đối tượng phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma túy, bảo vật quốc gia cố tình chạy trố, trừ khi trên phương tiện đó chở người khác hoặc chở con tin.

Ngoài ra căn cứ theo luật hiện hành Luật Cảnh sát cơ động năm 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2023 thì CSCĐ có thể dùng vũ khi để chống hành vi bạo loạn vũ trang, khủng bố, tập trung đông người phá hoại an ninh, tấn công ngăn chặn hành vi bắt cóc con tin….

3. Trường hợp nào cảnh sát cơ động nổ súng không cần báo trước?

Đi vào vấn đề chính của bài viết, Chắc hẳn nhiều người quan tâm trường hợp nào mà Cảnh sát cơ động nổ súng mà không cần báo trước cũng không cần ra mệnh lệnh hay hành động nào cả. Căn cứ tại khoản 2 Điều 23 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ quy định 6 trường hợp không cần phải báo trước khi nổ súng đối với Cảnh sát cơ động nói riêng và những chiến sỹ, cơ quan chức năng có thẩm quyền nói chung như sau:

– Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội khủng bố, giết người bắt cóc con tin hoặc đnag trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữu khi vừa thực hiện xong hành vi phạm tội đó.

– Đối tượng sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyện hoặc tổ chức sủ dụng trái phép chất ma túy trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ;

– Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc uy hiếp trực tiếp đến an toàn của đối tượng cảnh vệ, công trình quan trọng về an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bỏa vệ theo quy định pháp luật;

– Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người thi hành công vụ hoặc người khác;

– Đối tượng đang trực tiếp thực hiện hành vi cướp súng của người thi hành công vụ;

– Động vật đang đe dọa trực tiếp đến tính mạng và sức khở của người khác hoặc người đang thi hành công vụ.

Có thể thấy trong những trường hợp trên đối tượng thực hiện hành vi đặc biệt nghiêm có thể nói đây trường hợp cấp bách nên việc sử dụng vũ khí quân dụng và không cần báo trước để ngăn chặn hành vi xấu tiếp tục xảy ra là điều cần thiết.

 

 

 

Công ty Luật TNHH MTV Luật Sư Quảng Ninh.

Địa chỉ: số 575 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 0979.266.128  hoặc Đặt lịch hẹn để được hỗ trợ trực tiếp.

4.7/5 - (24 bình chọn)
Gọi Điện Thoại Zalo Facebook Gửi Email