Trong trường hợp người bệnh cấp cứu phải chuyển tuyến, bác sĩ vận chuyển người bệnh được ra về khi nào?

Tôi có thắc mắc bác sĩ thường trực cấp cứu có trách nhiệm gì nếu người bệnh cấp cứu phải chuyển tuyến? Bác sĩ vận chuyển người bệnh trong trường hợp người bệnh cấp cứu phải chuyển tuyến được ra về khi nào? Bác sĩ cấp cứu ở bệnh viện tuyến trên có nhiệm vụ gì trong trường hợp người bệnh cấp cứu phải chuyển tuyến? 

Bác sĩ thường trực cấp cứu có trách nhiệm gì nếu người bệnh cấp cứu phải chuyển tuyến?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 24 Quy chế Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc Ban hành kèm theo Quyết định 01/2008/QĐ-BYT quy định về người bệnh phải chuyển tuyến như sau:

Người bệnh cấp cứu phải chuyển tuyến

1. Bác sĩ thường trực cấp cứu có trách nhiệm:

a) Thông báo cho bệnh viện tuyến trên để chuẩn bị tiếp nhận người bệnh;

b) Kiểm tra tình trạng người bệnh trước khi chuyển và chuẩn bị sẵn sàng phương tiện dụng cụ để cứu người bệnh trên đường vận chuyển;

c) Ghi chép đầy đủ vào hồ sơ bệnh án chuyển viện: chẩn đoán bệnh, thuốc đã dùng, tình trạng người bệnh, những diễn biến mới nhất, lý do chuyển viện và ghi rõ họ, tên chức vụ người làm hồ sơ bệnh án chuyển viện;

d) Đối với người bệnh nặng phải có bác sỹ, điều dưỡng cấp cứu đi kèm để tiếp tục cứu người bệnh trên đường vận chuyển; không chuyển viện khi người bệnh có nguy cơ tử vong cao.

đ) Tuyến dưới có nhiệm vụ tiếp nhận lại bệnh nhân cứu từ tuyến trên chuyển xuống sau khi người bệnh đã ổn định.

Theo đó, bác sĩ thường trực có trách nhiệm:

– Thông báo cho bệnh viện tuyến trên để chuẩn bị tiếp nhận người bệnh;

– Kiểm tra tình trạng người bệnh trước khi chuyển và chuẩn bị sẵn sàng phương tiện dụng cụ để cứu người bệnh trên đường vận chuyển;

– Ghi chép đầy đủ vào hồ sơ bệnh án chuyển viện: chẩn đoán bệnh, thuốc đã dùng, tình trạng người bệnh, những diễn biến mới nhất, lý do chuyển viện và ghi rõ họ, tên chức vụ người làm hồ sơ bệnh án chuyển viện;

– Đối với người bệnh nặng phải có bác sỹ, điều dưỡng đi kèm để tiếp tục cứu người bệnh trên đường vận chuyển; không chuyển viện khi người bệnh có nguy cơ tử vong cao.

– Tuyến dưới có nhiệm vụ tiếp nhận lại bệnh nhân từ tuyến trên chuyển xuống sau khi người bệnh đã ổn định.

Bộ Y tế nói gì về việc bác sĩ Khoa Cấp cứu nhiễm Covid-19 » Báo Phụ Nữ Việt Nam

 

Bác sĩ vận chuyển người bệnh trong trường hợp người bệnh cấp cứu phải chuyển tuyến được ra về khi nào? 

Bác sĩ vận chuyển người bệnh trong trường hợp người bệnh cấp cứu phải chuyển tuyến được ra về khi nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 24 Quy chế Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc Ban hành kèm theo Quyết định 01/2008/QĐ-BYT quy định như sau:

Người bệnh cấp cứu phải chuyển tuyến

2. Bác sĩ hoặc điều dưỡng vận chuyển người bệnh có nhiệm vụ:

a) Thực hiện y lệnh, chăm sóc, theo dõi người bệnh trên đường vận chuyển;

b) Nhận và bàn giao hồ sơ bệnh án chuyển viện, tư trang của người bệnh, giải quyết các thủ tục cần thiết liên quan đến việc tiếp nhận người bệnh ở tuyến trên. Người vận chuyển bệnh nhân chỉ được ra về sau khi người bệnh được bệnh viện nơi đến tiếp nhận ký vào phiếu hoặc sổ chuyển người bệnh.

Theo quy định trên, trong trường hợp người bệnh phải chuyển tuyến thì bác sĩ hoặc điều dưỡng vận chuyển người bệnh có nhiệm vụ:

– Thực hiện y lệnh, chăm sóc, theo dõi người bệnh trên đường vận chuyển;

– Nhận và bàn giao hồ sơ bệnh án chuyển viện, tư trang của người bệnh, giải quyết các thủ tục cần thiết liên quan đến việc tiếp nhận người bệnh ở tuyến trên.

Người vận chuyển bệnh nhân chỉ được ra về sau khi người bệnh được bệnh viện nơi đến tiếp nhận ký vào phiếu hoặc sổ chuyển người bệnh.

Bác sĩ cấp cứu ở bệnh viện tuyến trên có nhiệm vụ gì khi có người bệnh cấp cứu phải chuyển tuyến?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 24 Quy chế Hồi sức tích cực và Chống độc Ban hành kèm theo Quyết định 01/2008/QĐ-BYT quy định về người bệnh cấp cứu phải chuyển tuyến như sau:

Người bệnh cấp cứu phải chuyển tuyến

3. Bác sĩ cấp cứu ở bệnh viện tuyến trên có nhiệm vụ:

a) Chuẩn bị sẵn sàng thuốc, phương tiện, nhân lực để cấp cứu người bệnh theo tình trạng người bệnh đã được thông báo;

b) Tiếp nhận người bệnh và thực hiện ngay các biện pháp cấp cứu phù hợp;

c) Thông báo ngay cho bệnh viện tuyến dưới biết kết quả cấp cứu, điều trị người bệnh và những vấn đề cần rút kinh nghiệm.

Như vậy, bác sĩ ở bệnh viện tuyến trên khi có người bệnh cấp cứu phải chuyển tuyến có nhiệm vụ sau:

– Chuẩn bị sẵn sàng thuốc, phương tiện, nhân lực để cấp cứu người bệnh theo tình trạng người bệnh đã được thông báo;

– Tiếp nhận người bệnh và thực hiện ngay các biện pháp cấp cứu phù hợp;

– Thông báo ngay cho bệnh viện tuyến dưới biết kết quả, điều trị người bệnh và những vấn đề cần rút kinh nghiệm.

——————————————————————————————————————————————————————–

Địa chỉ: số 575 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 0961.926.188/0979.266.128  hoặc Đặt lịch hẹn để được hỗ trợ trực tiếp.

 

 

5/5 - (20 bình chọn)
Gọi Điện Thoại Zalo Facebook Gửi Email