Vi phạm pháp luật hình sự có thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở hay không? Hòa giải ở cơ sở được tiến hành khi nào? Các bên trong hòa giải có quyền và nghĩa vụ gì?
Mục Lục
Vi phạm pháp luật hình sự có thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở hay không?
Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 5 Nghị định 15/2014/NĐ-CP quy định phạm vi hòa giải ở cơ sở:
Điều 5. Phạm vi hòa giải ở cơ sở
1. Hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật sau đây:
[…]
đ) Vi phạm pháp luật hình sự trong các trường hợp sau đây:
Không bị khởi tố vụ án theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
Pháp luật quy định chỉ khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, nhưng người bị hại không yêu cầu khởi tố theo quy định tại Khoản 1 Điều 105 của Bộ luật tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
[…]
Theo quy định trên, vi phạm pháp luật hình sự thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở nếu thuộc các trường hợp sau:
[1] Không bị khởi tố vụ án hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật:
– Không có sự việc phạm tội
– Hành vi không cấu thành tội phạm
– Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự
– Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật
– Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
– Tội phạm đã được đại xá
– Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác
[2] Pháp luật quy định chỉ khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, nhưng người bị hại không yêu cầu khởi tố và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật
[3] Vụ án đã được khởi tố, nhưng sau đó có quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng về đình chỉ điều tra trong những trường hợp sau đây và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật:
– Có một trong những căn cứ sau:
+ Người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.
+ Không có sự việc phạm tội
+ Hành vi không cấu thành tội phạm
+ Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự
+ Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật
+ Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
+ Tội phạm đã được đại xá
+ Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.
+ Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
+ Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự, nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
+ Trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
+ Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có quyết định đại xá.
+ Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.
– Đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.
[4] Vụ án đã được khởi tố, nhưng sau đó đình chỉ vụ án khi Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong những căn cứ sau và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật:
– Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.
– Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:
+ Không có sự việc phạm tội
+ Hành vi không cấu thành tội phạm
+ Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự
+ Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật
+ Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
+ Tội phạm đã được đại xá
+ Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác
– Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.
– Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự, nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
– Trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
– Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có quyết định đại xá.
– Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.
Vi phạm pháp luật hình sự có thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở hay không? (Hình từ Internet)
Hòa giải ở cơ sở được tiến hành khi nào?
Căn cứ Điều 16 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 quy định hòa giải ở cơ sở được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau đây:
– Một bên hoặc các bên yêu cầu hòa giải
– Hòa giải viên chứng kiến hoặc biết vụ, việc thuộc phạm vi hòa giải
– Theo phân công của tổ trưởng tổ hòa giải hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
Các bên trong hòa giải có quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ Điều 17 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hòa giải như sau:
– Lựa chọn, đề xuất hòa giải viên, địa điểm, thời gian để tiến hành hòa giải.
– Đồng ý hoặc từ chối hòa giải; yêu cầu tạm dừng hoặc chấm dứt hòa giải.
– Yêu cầu việc hòa giải được tiến hành công khai hoặc không công khai.
– Được bày tỏ ý chí và quyết định về nội dung giải quyết hòa giải.
– Trình bày đúng sự thật các tình tiết của vụ, việc; cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan.
– Tôn trọng hòa giải viên, quyền của các bên có liên quan.
– Không gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự tại địa điểm hòa giải.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Công ty luật Quảng Ninh chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng văn phòng Luật sư Quảng Ninh sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.
Công ty Luật TNHH MTV Luật Sư Quảng Ninh.
Địa chỉ: số 575 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Địa chỉ chi nhánh: số 31 đường Lý Thường Kiệt, tổ 1, khu 3, phường Thanh Sơn, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 0961.926.188/0979.266.128 hoặc đặt lịch hẹn để được hỗ trợ trực tiếp.
Bài viết liên quan: