Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai như thế nào?

  1. Tranh chấp đất đai được hiểu như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định về khái niệm tranh chấp đất đai cụ thể như sau:

Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Theo đó, tranh chấp  đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Đối với khái niệm tại Điều trên thì tranh chấp đất đai có phạm vi rất rộng. Cụ thể rằng tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đất đai.

Lưu ý: Những tranh chấp sau không phải là tranh chấp đất đai:

– Tranh chấp về di sản thừa kế là quyền sử dụng đất

– Tranh chấp về giao dịch (mua bán) quyền sử dụng đất, nhà ở

– Tranh chấp tài sản chung là quyền sử dụng đất giữa vợ và chồng ly hôn

Tranh chấp đất đai
Ảnh minh hoạ

 2. Hòa giải tranh chấp đất đai:

2.1. Tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải ở cơ sở

Khoản 1 Điều 202 Luật đất đai 2013 quy định: “Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở”. Nhà nước khuyến khích các bên có thể tự thương lượng, hòa giải hoặc thông qua hòa giải cơ sở nhưng không buộc các bên phải thực hiện cũng như kết quả hòa giải không bắt buộc các bên phải thực hiện.

2.2 Bắt buộc hòa giải tại UBND cấp xã

Khoản 2 Điều 202 Luật đất đai 2013 quy định: “Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải”. Vì thế, theo quy định này nếu các bên tranh chấp không hòa giải được nhưng muốn giải quyết tranh chấp thì phải gửi đơn đến UBND cấp xã để yêu cầu hòa giải. Đây là thủ tục có tính chất bắt buộc trước khi tranh chấp được khởi kiện ra tòa án.

3. Đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết

Theo khoản 2 Điều 203 Luật đất đai 2013, tranh chấp đất đai mà đương sự không có giấy chứng nhận hoặc không có môt trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau:

– Một trong các bên có quyền nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền (Cấp huyện hoặc cấp tỉnh – tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau được giải quyết tại UBND cấp huyện). Nếu một trong các bên không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính.

– Khởi kiện tại tòa án nơi có đất tranh chấp theo thủ tục tố tụng dân sự.

4. Khởi kiện tại Tòa án nhân dân

Theo khoản 1, 2 Điều 203 Luật đất đai 2013, đương sự được khởi kiện tại tòa án nhân dân đối với các tranh chấp đất đai như sau:

– Tranh chấp đất đai mà đương sự có giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai;

– Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất (nhà ở,…)

– Tranh chấp đất đai mà đương sự không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai.


Địa chỉ: số 575 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 0961.926.188/0979.266.128  hoặc Đặt lịch hẹn để được hỗ trợ trực tiếp.

 

 

 

5/5 - (6 bình chọn)
Gọi Điện Thoại Zalo Facebook Gửi Email