Tội lây truyền HIV cho người khác theo Bộ luật hình sự năm 2015 bị đi tù bao lâu?

Tội lây truyền HIV cho người khác theo Bộ luật hình sự năm 2015 bị đi tù bao lâu?

Tội lây truyền HIV cho người khác theo Bộ luật hình sự năm 2015 bị đi tù bao lâu? Tội cố ý truyền HIV cho người khác bị trách nhiệm hình sự như thế nào?

Tội lây truyền HIV cho người khác theo Bộ luật hình sự năm 2015 bị đi tù bao lâu?

Tội lây truyền HIV cho người khác được quy định tại Điều 148 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm c khoản 1 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.

Theo đó, tội lây truyền HIV cho người khác theo Bộ luật Hình sự 2015 sẽ có mức phạt như sau:

(1) Người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người khác, trừ trường hợp nạn nhân đã biết về tình trạng nhiễm HIV của người bị HIV và tự nguyện quan hệ tình dục, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

(2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

– Đối với 02 người trở lên;

– Đối với người dưới 18 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015 Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và Điều 145 Bộ luật Hình sự 2015 Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;

– Đối với phụ nữ mà biết là có thai;

– Đối với thầy thuốc hoặc nhân viên y tế trực tiếp chữa bệnh cho mình;

– Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Như vậy, tội lây truyền HIV cho người khác theo Bộ luật Hình sự 2015 có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm tùy vào mức độ và hành vi của người phạm tội.

Tội lây truyền HIV cho người khác theo Bộ luật hình sự năm 2015 bị đi tù bao lâu? (Hình từ Internet)

Tội lây truyền HIV cho người khác theo Bộ luật hình sự năm 2015 bị đi tù bao lâu? (Hình từ Internet)

Tội cố ý truyền HIV cho người khác bị trách nhiệm hình sự như thế nào?

Theo Điều 149 Bộ luật Hình sự 2015 được điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội cố ý truyền HIV cho người khác bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

(1) Người nào cố ý truyền HIV cho người khác, nếu không thuộc trường hợp tại Điều 148 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm c khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

(2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

– Có tổ chức;

– Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

– Đối với người dưới 18 tuổi;

– Đối với từ 02 người đến 05 người;

– Lợi dụng nghề nghiệp;

– Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

(3) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

– Đối với phụ nữ mà biết là có thai;

– Đối với 06 người trở lên;

– Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

– Làm nạn nhân tự sát.

(4) Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Người nhiễm HIV có những quyền gì?

Căn cứ quy định Điều 4 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 quy định về quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV như sau:

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV

1. Người nhiễm HIV có các quyền sau đây:

a) Sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội;

b) Được điều trị và chăm sóc sức khoẻ;

c) Học văn hoá, học nghề, làm việc;

d) Được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS;

đ) Từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối;

e) Các quyền khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan

[…]

Như vậy, theo quy định thì người nhiễm HIV có các quyền sau đây:

– Sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội;

– Được điều trị và chăm sóc sức khỏe;

– Học văn hóa, học nghề, làm việc;

– Được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS;

– Từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối;

– Các quyền khác theo quy định của pháp luật

Mức phạt tiền đối với hành vi tiết lộ, công khai thông tin người nhiễm HIV khi chưa có sự đồng ý của họ là bao nhiêu?

Căn cứ tạo điểm c khoản 3, khoản 4 Điều 19 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền đối với hành vi tiết lộ thông tin người nhiễm HIV khi chưa có sự đồng ý của họ như sau:

Điều 19. Vi phạm quy định về thông tin, giáo dục, truyền thông trong phòng, chống HIV/AIDS

[…]

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện việc ưu tiên về thời điểm, thời lượng phát sóng, thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS trên đài phát thanh, đài truyền hình và dung lượng, vị trí đăng trên báo in, báo hình, báo điện tử theo quy định của pháp luật;

b) Thu tiền đối với việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS, trừ trường hợp có hợp đồng với chương trình quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS hoặc do tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước tài trợ;

c) Tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp thực hiện việc phản hồi thông tin trong hoạt động giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và thông báo kết quả xét nghiệm HIV theo quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi công khai tên, địa chỉ, hình ảnh người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp thực hiện việc phản hồi thông tin trong hoạt động giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và thông báo kết quả xét nghiệm HIV theo quy định của pháp luật.

[…]

Căn cứ tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 4. Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức

[…]

5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

[…]

Như vậy, mức phạt tiền đối với hành vi tiết lộ, công khai thông tin người nhiễm HIV khi chưa có sự đồng ý của họ là

– Mức phạt tiền đối với cá nhân:

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng: Tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV.

+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng: Công khai tên, địa chỉ, hình ảnh người nhiễm HIV.

– Mức phạt tiền đối với tổ chức:

+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng: Tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV.

+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng: Công khai tên, địa chỉ, hình ảnh người nhiễm HIV.

Mức phạt tiền đối với hành vi tiết lộ, công khai thông tin người nhiễm HIV khi chưa có sự đồng ý của họ là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Mức phạt tiền đối với hành vi tiết lộ, công khai thông tin người nhiễm HIV khi chưa có sự đồng ý của họ là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Những hành vi nào bị nghiêm cấm về phòng, chống HIV/AIDS?

Căn cứ theo Điều 8 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 quy định như sau:

– Cố ý lây truyền hoặc truyền HIV cho người khác.

– Đe dọa truyền HIV cho người khác.

– Kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.

– Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV; người giám hộ bỏ rơi người được mình giám hộ nhiễm HIV.

– Công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp quy định tại Điều 30 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006.

– Đưa tin bịa đặt về nhiễm HIV đối với người không nhiễm HIV.

– Bắt buộc xét nghiệm HIV, trừ trường hợp quy định tại Điều 28 Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006.

– Truyền máu, sản phẩm máu, ghép mô, bộ phận cơ thể có HIV cho người khác.

– Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV.

– Từ chối mai táng, hoả táng người chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS.

– Lợi dụng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luật.

– Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

Đối tượng nào được ưu tiên tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS?

Căn cứ theo Điều 11 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) sửa đổi 2020 quy định như sau:

– Người nhiễm HIV;

– Người sử dụng ma túy;

– Người bán dâm;

– Người có quan hệ tình dục đồng giới;

– Người chuyển đổi giới tính;

– Vợ, chồng và thành viên khác của gia đình cùng sống chung với người nhiễm HIV;

– Người có quan hệ tình dục với người nhiễm HIV;

– Người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục;

– Người di biến động;

– Phụ nữ mang thai;

– Phạm nhân, người bị tạm giam, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc, học sinh trường giáo dưỡng, học viên cơ sở cai nghiện ma túy;

– Người dân tộc thiểu số; người sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, khu vực biên giới, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó thăn;

– Người từ đủ 13 tuổi đến dưới 30 tuổi.

Trân trọng!


Công ty Luật TNHH MTV Luật Sư Quảng Ninh.

Địa chỉ: số 575 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Địa chỉ chi nhánh: số 31 đường Lý Thường Kiệt, tổ 1, khu 3, phường Thanh Sơn, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 0961.926.188/0979.266.128  hoặc đặt lịch hẹn để được hỗ trợ trực tiếp.

Đánh giá post
Gọi Điện Thoại Zalo Facebook Gửi Email