Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật

Thừa kế thế vị là gì?

Thừa kế thế vị được hiểu là người thừa kế thay thế hợp pháp trong trường hợp người thừa kế theo pháp luật chết. 

Quyền thừa kế thế vị được pháp luật quy định cụ thể tại Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 652. Thừa kế thế vị

Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản. Thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản. Thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Như vậy, thừa kế thế vị được chia thành nhiều trường hợp: 

Trường hợp khi con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản, thì cháu của người đó được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ cháu được hưởng nếu còn sống. Nếu cháu cũng đã chết trước người để lại di sản, thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Những trường hợp này gọi là thừa kế thế vị.

  • Trường hợp người thừa kế chết cùng người để lại di sản

Ngoài ra, pháp luật còn quy định trường hợp đặc biệt: cha, mẹ chết cùng thời điểm với ông hoặc bà thì cháu thay thế vị trí của cha hoặc mẹ nhận di sản của ông, bà.

Vậy, thừa kế thế vị là việc các con (cháu, chắt) được thay vào vị trí của bố hoặc mẹ (ông, bà) để hưởng di sản của ông bà (hoặc cụ) trong trường hợp bố hoặc mẹ (ông hoặc bà) chết trước hoặc chết cùng ông, bà (hoặc cụ). Những người thừa kế thế vị được hường phần di sản mà bố, mẹ mình (hoặc ông bà) dáng lẽ được hưởng nếu còn sống, được chia đều di sản vối những người thừa kế khác.

Cháu phải sống vào thời điểm ông, bà chết là người thừa kế thế vị của ông, bà. Chắt cũng phải sống vào thời điểm cụ chết là người thừa kế thế vị tài sản của cụ.

Cần lưu ý những điều sau đây để đảm bảo được quyền lợi của mình:

* Trường hợp con rơi, con riêng phải có giấy tờ xác minh huyết thống với người đã chết bằng hình thức như xét nghiệm ADN.

* Trường hợp con nuôi muốn thừa kế thế vị thì phải có giấy tờ xác nhận quyền nuôi con của cơ quan địa phương. Nếu chứng minh được việc nhận nuôi hợp pháp thì con nuôi có quyền hưởng thừa kế thế vị như con đẻ. Tức là được hưởng một phần hoặc toàn phần tài sản của cha/mẹ do được hưởng từ ông/bà.

* Việc hưởng thế vị bao nhiêu tài sản tùy thuộc vào di sản của người chết để lại, số người hưởng thừa kế theo pháp luật và phần di sản được đinh đoạt theo di chúc (nếu có di chúc để lại). . . 

 

Địa chỉ: số 575 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 0961.926.188 hoặc Đặt lịch hẹn để được hỗ trợ trực tiếp.

5/5 - (23 bình chọn)
Gọi Điện Thoại Zalo Facebook Gửi Email