Mục Lục
1. Tham ô, tham nhũng là gì?
– Theo quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015, tham ô có thể hiểu là hành vi của người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.
– Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
2. Phân biệt tham ô và tham nhũng tài sản
Tiêu chí |
Tham ô |
Tham nhũng |
Cơ sở pháp lý |
Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 | Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 |
Đối tượng |
Người có chức vụ, quyền hạn | Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm:
– Cán bộ, công chức, viên chức; – Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; – Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; – Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức; – Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó. |
Hành vi |
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.
Tội tham ô tài sản là một trong các tội thuộc nhóm các tộ phạm tham nhũng (Mục 1 Chương XXIII Bộ luật Hình sự) |
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Các hành vi tham nhũng bao gồm:
– Tham ô tài sản; – Nhận hối lộ; – Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; – Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; – Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; – Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; – Giả mạo trong công tác vì vụ lợi; – Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi; – Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi; – Nhũng nhiễu vì vụ lợi; – Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; – Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi. |
Mục đích |
Chiếm đoạt tài sản | – Chiếm đoạt tài sản;
– Thực hiện hoặc không thực hiện một yêu cầu gì đó của người đưa hối lộ vì lợi ích, tài sản… |
3. Tội tham ô tài sản bị xử lý thế nào?
Theo Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017), người phạm tội tham ô tài sản bị xử lý như sau:
– Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
+ Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương XXIII Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Người phạm tội tham ô tài sản có thể bị xử phạt với mức phạt cao nhất 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Lưu ý: Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định nêu trên.
Công ty Luật TNHH MTV Luật Sư Quảng Ninh.
Địa chỉ: số 575 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 0961.926.188/0979.266.128 hoặc Đặt lịch hẹn để được hỗ trợ trực tiếp.
Bài viết liên quan: