Tạm giam và tạm giữ khác gì nhau? Khi nào thì tạm giam khi nào thì tạm giữ?

Tạm giam và tạm giữ khác gì nhau? Khi nào thì tạm giam khi nào thì tạm giữ?

Tôi đang tìm hiểu về tố tụng hình sự. Tôi muốn biết theo quy định pháp luật hiện nay thì tạm giữ và tạm giam giống nhau hay khác nhau? Khi nào thì tạm giam? Khi nào thì tạm giữ?

 

Tạm giam và tạm giữ khác gì nhau? Khi nào thì tạm giam khi nào thì tạm giữ? (ảnh từ internet)

Tạm giam và tạm giữ khác gì nhau? Khi nào thì tạm giam khi nào thì tạm giữ? (ảnh từ internet)

Tạm giam và Tạm giữ đều là biện pháp ngăn chặn được áp dụng trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, 2 biện pháp này vẫn có những điểm giống và khác nhau như sau:

Điểm giống nhau

– Biện pháp Tạm giam và Tạm giữ đều là biện pháp ngăn chặn được áp dụng trong tố tụng hình sự để đảm bảo mục đích của điều tra, truy tố, xét xử diễn ra nhanh chóng hơn, thuận lợi hơn;

– Người bị áp dụng biện pháp này sẽ bị hạn chế quyền nhân thân như: quyền tự do đi lại,…

Điểm khác nhau

Tiêu chí phân biệt

Tạm giam

Tạm giữ

Khái niệm

Là một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự. Áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng; nếu phạm tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra.

Là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự và biện pháp ngăn chặn, bảo đảm xử lý vi phạm hành chính. Áp dụng đối với những người bị bắt khẩn cấp, người phạm tội quả tang, người tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.

Nơi tạm giam, tạm giữ

– Nhà tạm giữ của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Nhà tạm giữ ở Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương.

– Tạm giữ người theo thủ tục tố tụng hình sự: Nhà tạm giữ, buồng tạm giữ, trại tạm giam; Trại tạm giam thuộc Bộ Công an và Trại tạm giam ở Công an cấp tỉnh; Trại tạm giam quân sự;

– Tạm giữ người theo thủ tục hành chính: Nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính là nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính được bố trí tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi làm việc của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người vi phạm hành chính; Trường hợp không có nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính thì tạm giữ tại phòng trực ban hoặc phòng khác tại nơi làm việc, nhưng phải bảo đảm các quy định chung.

Thẩm quyền ra quyết định

– Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;

– Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;

– Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

– Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;

– Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;

– Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

Thời hạn áp dụng

– Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần có thời gian dài hơn cho việc điều tra, cơ quan điều tra trình văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn.

– Tạm giữ người theo thủ tục tố tụng hình sự: Thời hạn tạm giữ không được quá 03 ngày, kể từ khi cơ quan điều tra nhận người bị bắt; Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ, nhưng không quá 03 ngày; Trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày.

– Tạm giữ người theo thủ tục hành chính: Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được quá 12 giờ; Trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 24 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm; Đối với người vi phạm quy chế biên giới hoặc vi phạm hành chính ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.

 


Công ty Luật TNHH MTV Luật Sư Quảng Ninh.

Địa chỉ: số 575 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Địa chỉ chi nhánh: số 31 đường Lý Thường Kiệt, tổ 1, khu 3, phường Thanh Sơn, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 0961.926.188/0979.266.128  hoặc đặt lịch hẹn để được hỗ trợ trực tiếp.

 

Đánh giá post
Gọi Điện Thoại Zalo Facebook Gửi Email