Mục Lục
Tạm dừng bổ nhiệm, tuyển dụng công chức
Ngày 01/12/2024, tại Hội nghị toàn quốc về tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017, đánh giá tình hình kinh tế – xã hội năm 2024 và triển khai giải pháp phát triển năm 2025, Tổng Bí thư đã nhấn mạnh yêu cầu sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy trong quý 1/2025. Ông chỉ đạo từng cấp, từng ngành phải bám sát kế hoạch, tổng kết thực trạng và đề xuất mô hình tổ chức phù hợp, bảo đảm đúng tiến độ. Các bộ, ngành cần hoàn thành nhiệm vụ trong tháng 12/2024, hướng tới mục tiêu trình Trung ương phương án sắp xếp toàn diện bộ máy hệ thống chính trị vào quý 1/2025.
Bộ Chính trị cũng thống nhất chủ trương tạm dừng bổ nhiệm và giới thiệu ứng cử giữ chức vụ cao hơn đối với các cơ quan, đơn vị thuộc diện dự kiến sắp xếp, tinh gọn (trừ trường hợp đặc biệt cần thiết). Đồng thời, việc tuyển dụng công chức sẽ được tạm dừng từ ngày 01/12/2024 cho đến khi hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo định hướng của Trung ương.
Theo Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017, Trung ương đã đưa ra quan điểm chỉ đạo trong việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Việc sắp xếp bộ máy phải bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, liên thông; kết hợp hài hoà giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển. Đồng thời, gắn đổi mới tổ chức bộ máy với đổi mới phương thức lãnh đạo, tinh giản biên chế và cải cách chế độ tiền lương; cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; thu hút người có đức, có tài; bố trí đủ nguồn lực cần thiết và có cơ chế, chính sách phù hợp đối với những người chịu tác động trực tiếp trong quá trình sắp xếp |
Việc xác định biên chế công chức dựa trên căn cứ nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định căn cứ xác định vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức:
Điều 4. Căn cứ xác định vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức
1. Căn cứ xác định vị trí việc làm
a) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức;
b) Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. Căn cứ xác định biên chế công chức
a) Vị trí việc làm và khối lượng công việc của từng vị trí việc làm;
b) Mức độ hiện đại hóa về trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;
c) Thực tế việc sử dụng biên chế công chức được giao;
d) Đối với cơ quan, tổ chức ở địa phương, ngoài các căn cứ quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều này còn phải căn cứ vào quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và đặc điểm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
3. Căn cứ xác định cơ cấu ngạch công chức
a) Vị trí việc làm;
b) Mức độ phức tạp của công việc đối với từng vị trí việc làm;
c) Tiêu chuẩn ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm.
Theo đó, việc xác định biên chế công chức dựa trên căn cứ sau đây:
– Vị trí việc làm và khối lượng công việc của từng vị trí việc làm;
– Mức độ hiện đại hóa về trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;
– Thực tế việc sử dụng biên chế công chức được giao;
– Đối với cơ quan, tổ chức ở địa phương còn phải căn cứ vào quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và đặc điểm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Tạm dừng bổ nhiệm, tuyển dụng công chức đến bao giờ? (Hình từ Internet)
Công chức muốn cấp chứng chỉ chương trình bồi dưỡng phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 03/2023/TT-BNV quy định điều kiện để được cấp chứng chỉ chương trình bồi dưỡng:
Điều 6. Điều kiện để được cấp chứng chỉ chương trình bồi dưỡng
Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng được cấp cho học viên có đủ các điều kiện sau đây:
1. Tham gia học tập đầy đủ theo quy định của chương trình bồi dưỡng.
2. Có đủ các bài kiểm tra, viết thu hoạch, tiểu luận, đề án theo quy định của chương trình bồi dưỡng; các bài kiểm tra, viết thu hoạch, tiểu luận, đề án phải đạt từ 50% số điểm trở lên theo thang điểm quy định của chương trình.
3. Chấp hành đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; quy chế, nội quy học tập của Học viện Hành chính Quốc gia; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu.
Theo đó, công chức muốn cấp chứng chỉ chương trình bồi dưỡng phải đáp ứng điều kiện sau đây:
– Tham gia học tập đầy đủ chương trình bồi dưỡng.
– Có đủ các bài kiểm tra, viết thu hoạch, tiểu luận, đề án theo chương trình bồi dưỡng.
– Các bài kiểm tra, viết thu hoạch, tiểu luận, đề án phải đạt từ 50% số điểm trở lên.
– Chấp hành đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về bồi dưỡng công chức.
– Chấp hành quy chế, nội quy học tập của Học viện Hành chính Quốc gia; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu.
Trận trọng!
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Công ty luật Quảng Ninh chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng văn phòng Luật sư Quảng Ninh sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.
Công ty Luật TNHH MTV Luật Sư Quảng Ninh.
Địa chỉ: số 575 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Địa chỉ chi nhánh: số 31 đường Lý Thường Kiệt, tổ 1, khu 3, phường Thanh Sơn, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 0961.926.188/0979.266.128 hoặc đặt lịch hẹn để được hỗ trợ trực tiếp.
Bài viết liên quan: