Mục Lục
Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Luật sư cho tôi hỏi: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có gì giống và khác nhau?
Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. (Ảnh từ internet)
Hiện nay, nhiều trường hợp người bị hại đến trình báo cơ quan Công an tố người phạm tội là lừa đảo, nhưng thực tế, người phạm tội lại có hành vi gian dối đối với người bị hại để chiếm đoạt tài sản mà mình đã vay, mượn của người bị hại trước đó. Vậy lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có gì giống và khác nhau?
Điểm giống nhau:
– Về chủ thể: Chủ thể thực hiện cả 2 tội danh trên đều là cá nhân, phải có năng lực chịu TNHS và đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên.
– Về mặt khách thể: Khách thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng tương tự như các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là xâm hại quan hệ sở hữu nhưng cả 2 tội danh này đều không xâm phạm đến quan hệ nhân thân. Cụ thể ở cả 2 tội danh này đều không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khỏe là tình tiết định khung hình phạt.
– Về mặt chủ thể: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và lừa đảo chiếm đoạt tài sản đều được thực hiện do lỗi cố ý.
Điểm khác nhau:
Tiêu chí | Lừa đảo chiếm đoạt tài sản | Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản |
Cơ sở pháp lý | Điều 174 BLHS 2015 đã sửa đổi, bổ sung 2017 | Điều 175 BLHS 2015 đã sửa đổi, bổ sung 2017 |
Ý thức chiếm đoạt tài sản | Có ý định chiếm đoạt ngay từ đầu, trước khi thực hiện hành vi phạm tội. | Sau khi có được tài sản một cách hợp pháp mới xuất hiện ý định chiếm đoạt tài sản. |
Đối tượng chiếm đoạt | Tài sản bị chiếm đoạt do người khác quản lý, có thể là tài sản của Nhà nước. | Tài sản bị chiếm đoạt do chính người phạm tội quản lý. |
Hành vi | Bắt buộc có hành vi gian dối
Thực hiện hành vi gian dối trước thời điểm chuyển giao tài sản. |
Có thể có hoặc không có hành vi gian dối
Nếu như có hành vi gian dối thì hành vi này luôn phải thực hiện sau thời điểm chuyển giao tài sản. |
Hình thức phạm tội
|
Bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản.
|
– B1. Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng.
-B2. Dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. |
Giá trị tài sản chiếm đoạt để định tội | – Trên 02 triệu đồng
– Hoặc dưới 02 triệu đồng nếu thuộc các trường hợp: + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; + Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; + Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ. |
– Trên 04 triệu đồng
– Hoặc dưới 04 triệu đồng nếu thuộc các trường hợp: + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt mà còn vi phạm + Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; + Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ. |
Mức hình phạt | – Khung hình phạt cơ bản: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Mức phạt tối đa: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. |
– Khung hình phạt cơ bản: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
– Mức phạt tối đa: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. |
Ví dụ | Vì muốn có tiền tiêu xài, A nảy sinh ý định chiếm đoạt chiếc xe máy của B. A đến gặp B ( là người quen) ngỏ ý mượn xe để đón người thân từ quê lên chơi. B tin tưởng và giao xe máy cho A. A đem xe ra tiệm cầm đồ bán với số tiền 30.000.000 đồng. Trong tình huống này, ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản của A trước thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt chiếc xe máy của B. Vì muốn chiếm đoạt chiếc xe máy nên A đã dùng thủ đoạn nói dối mục đích mượn xe để B giao xe cho mình. | Vì xe máy của A đã bị hỏng nên A đã đến nhà anh H (chuyên cho thuê xe máy) ký hợp đồng thuê xe của H với thời gian 3 ngày và số tiền thuê xe là 500.000 đồng/ngày. Hết 3 ngày không thấy A đem xe đến trả như thỏa thuận, H gọi điện cho A thì A cho biết xe hỏng nên A đang sửa. Hai ngày sau H tiếp tục gọi điện cho A nhưng thuê bao không liên lạc được. H đến phòng trọ của A tìm nhưng không gặp được A. Qua thông tin của bạn bè và người quen H được biết A đã đem xe của mình cầm cố cho 1 tiệm cầm đồ trên địa bàn để lấy số tiền 10.000.000 đồng. Trong tình huống này, ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản của A có sau thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt chiếc xe máy của B. Thông qua hợp đồng thuê xe của B, A có được tài sản hợp pháp sau đó phát sinh thủ đoạn chiếm đoạt chiếc xe máy đã thuê của B. |
Trân trọng!
Công ty Luật TNHH MTV Luật Sư Quảng Ninh.
Địa chỉ: số 575 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Địa chỉ chi nhánh: số 31 đường Lý Thường Kiệt, tổ 1, khu 3, phường Thanh Sơn, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 0961.926.188/0979.266.128 hoặc đặt lịch hẹn để được hỗ trợ trực tiếp.
Bài viết liên quan: