Mục Lục
Phá đường dây làm giả giấy tờ, bắt 3 nhân viên ngân hàng
Một đường dây làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức vừa bị triệt xóa, bắt giữ nhiều đối tượng, trong đó có 3 nhân viên ngân hàng.
Ngày 24.10, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Bình Chánh, TPHCM đã phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bình Chánh với Phan Mạnh Duy (sinh năm 1991, ngụ quận Gò Vấp) cùng 6 người khác về tội sử dụng và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Phá đường dây làm giả giấy tờ, bắt 3 nhân viên ngân hàng (Ảnh từ internet)
6 đối tượng bị bắt gồm: Trần Thị Phương Thảo (vợ của Duy); Võ Thị Thủy Tiên; Nguyễn Hoàng Huyền Trang (nhân viên ngân hàng V.), Bùi Nguyễn Minh Lâm; Trần Nguyễn Thanh Huy (nhân viên ngân hàng O., phòng giao dịch Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức), Trần Văn Diệp (nhân viên ngân hàng O., Phòng giao dịch Trung Sơn, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh).
Trước đó, qua công tác kiểm tra hành chính tại căn hộ B10.11, chung cư Sài Gòn Mia, ấp 48, xã Bình Hưng, cảnh sát phát hiện có 3 đối tượng sử dụng giấy xác nhận thông tin về cư trú có dấu hiệu làm giả.
Công an huyện Bình Chánh tiến hành xác minh và được biết nguồn gốc số giấy tờ giả trên do Trần Văn Diệp cung cấp.
Trên cơ sở tài liệu trinh sát thu thập được, Công an huyện Bình Chánh xác định đây là đường dây chuyên làm các loại giấy tờ giả chữ ký, con dấu của các cơ quan, tổ chức nên đã báo cáo vụ việc cho Ban giám đốc Công an TPHCM.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thiếu tướng Mai Hoàng – Phó Giám đốc Công an TPHCM, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM, Công an huyện Bình Chánh đã xác lập chuyên án đấu tranh.
Triển khai kế hoạch đấu tranh chuyên án, Công an huyện Bình Chánh đã xác định được 7 đối tượng liên quan trong đường dây làm giả giấy tờ do Phan Mạnh Duy cầm đầu.
Từ lời khai của Duy, cảnh sát lần lượt bắt giữ Thảo, Tiên, Trang, Lâm, Huy và Diệp.
Tại cơ quan điều tra, Duy khai nhận từ năm 2020 bắt đầu làm giả các con dấu, tài liệu của các cơ quan, tổ chức như đơn xác nhận kinh doanh, giấy xác nhận cư trú, sao kê tài khoản ngân hàng,… để bán cho người có nhu cầu.
Tham gia phụ giúp Duy có Võ Thị Thủy Tiên. Duy trả công cho Tiên từ 8 – 10 triệu đồng/tháng. Từ tháng 5.2023, vợ Duy là Trần Thị Phương Thảo cũng tham gia phụ giúp Duy và Tiên làm giả con dấu, tài liệu rồi bán cho người có nhu cầu.
Thông qua mối quan hệ xã hội, Trang quen biết với vợ chồng Duy – Thảo. Đầu năm 2020, biết vợ chồng Duy có làm các loại giấy tờ giả nên Trang nhờ làm rồi bán lại cho người có nhu cầu để hưởng tiền chênh lệch.
Trang đã nhờ Duy và Thảo làm giả nhiều giấy xác nhận thông tin cư trú, đơn xác nhận tình trạng sản xuất kinh doanh và xác nhận tình trạng hôn nhân cho nhiều khách hàng để bổ túc hồ sơ vay vốn, đăng ký tạm trú… để hưởng lợi, trong đó có Huy.
Tài liệu làm giả mà Huy nhờ Trang đặt mua, được giao đến địa chỉ Phòng giao dịch Trung Sơn ở xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, nơi đồng nghiệp của Huy là Trần Văn Diệp đang công tác.
Huy khai, biết Trang có chỗ làm giả các giấy tờ xác nhận để phù hợp với yêu cầu hồ sơ cấp tín dụng cho khách hàng của các ngân hàng.
Vì thế, từ năm 2022, Huy liên hệ với Trang để nhờ làm giả đơn xác nhận kinh doanh cho khách hàng. Sau khi nhận được giấy xác nhận kinh doanh giả, Huy sẽ đưa cho các nhân viên cùng làm chung ngân hàng bổ túc vào hồ sơ vay tín dụng trình lãnh đạo duyệt cấp vốn.
Ngoài số khách hàng của mình, Huy còn giúp Trần Văn Diệp mua 7 giấy xác nhận kinh doanh giả đề hợp thức hóa hồ sơ vay vốn của khách hàng.
Tương tự như Huy, Lâm quen biết Trang qua mối quan hệ xã hội. Đến tháng 11.2023, do thấy có nhiều khách hàng vay vốn nhưng không bổ túc được giấy đăng ký tạm trú nên Lâm liên hệ Trang, nhờ làm giả để bán cho người có nhu cầu hưởng tiền chênh lệch.
Khám xét tại căn nhà nơi Duy đang sinh sống ở quận Gò Vấp, cảnh sát đã thu giữ toàn bộ máy móc, thiết bị sử dụng để làm giấy tờ giả cùng hơn 1.700 mặt dấu tròn giả của các cơ quan, tổ chức mà đối tượng sử dụng để đóng lên các tài liệu giả.
Qua trích xuất dữ liệu máy tính, Ban chuyên án thu được hơn 12.000 file tài liệu có liên quan, trong đó có khoảng 2.000 file tài liệu giả đã được các đổi tượng sản xuất và bán ra ngoài tiêu thụ…
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Công ty luật Quảng Ninh chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng văn phòng Luật sư Quảng Ninh sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.
Công ty Luật TNHH MTV Luật Sư Quảng Ninh.
Địa chỉ: số 575 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Địa chỉ chi nhánh: số 31 đường Lý Thường Kiệt, tổ 1, khu 3, phường Thanh Sơn, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 0961.926.188/0979.266.128 hoặc đặt lịch hẹn để được hỗ trợ trực tiếp.
Bài viết liên quan: