Những trường hợp nào không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự?

Những trường hợp nào không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự? Chỉ định người đại diện trong tố tụng dân sự được quy định như thế nào?

Những trường hợp nào không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự?

Căn cứ theo Điều 87 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thì những trường hợp không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự gồm:

– Nếu họ cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện;

– Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc.

Lưu ý, quy đinh trên cũng được áp dụng đối với trường hợp đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.

Ngoài ra, cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Kiểm sát, Công an không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật.

Những trường hợp nào không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự? (Hình từ Internet)

Chỉ định người đại diện trong tố tụng dân sự được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 88 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về chỉ định người đại diện trong tố tụng dân sự như sau:

Điều 88. Chỉ định người đại diện trong tố tụng dân sự

1. Khi tiến hành tố tụng dân sự, nếu có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà không có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của họ thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 87 của Bộ luật này thì Tòa án phải chỉ định người đại diện để tham gia tố tụng.

2. Đối với vụ việc lao động mà có đương sự thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này hoặc người lao động là người chưa thành niên mà không có người đại diện và Tòa án cũng không chỉ định được người đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Tòa án chỉ định tổ chức đại diện tập thể lao động đại diện cho người lao động đó.

Theo đó, chỉ định người đại diện trong tố tụng dân sự được quy định như sau:

– Khi tiến hành tố tụng dân sự, nếu có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà không có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của họ thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 87 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án phải chỉ định người đại diện để tham gia tố tụng.

– Đối với vụ việc lao động mà có đương sự thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 88 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 hoặc người lao động là người chưa thành niên mà không có người đại diện và Tòa án cũng không chỉ định được người đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án chỉ định tổ chức đại diện tập thể lao động đại diện cho người lao động đó.

Người đại diện trong tố tụng dân sự có quyền và nghĩa vụ gì?

Căn cứ theo Điều 86 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền, nghĩa vụ của người đại diện như sau:

Điều 86. Quyền, nghĩa vụ của người đại diện

1. Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự trong phạm vi mà mình đại diện.

2. Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền.

Như vậy, người đại diện trong tố tụng dân sự có quyền và nghĩa vụ sau:

– Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự trong phạm vi mà mình đại diện.

– Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền.


 

Đánh giá post
Gọi Điện Thoại Zalo Facebook Gửi Email