Những loại tiền nào đang còn được lưu hành tại Việt Nam?

Những loại tiền nào đang còn được lưu hành tại Việt Nam?

Những loại tiền nào đang còn được lưu hành tại Việt Nam? Cơ quan nào có thẩm quyền phát hành tiền giấy, tiền kim loại ở nước ta hiện nay?

Những loại tiền nào đang còn được lưu hành tại Việt Nam?

Theo Thông báo 6099/NHNN-PHKQ năm 2007 thông báo về việc đình chỉ lưu hành tiền cotton loại 50.000 đồng và 100.000 đồng cụ thể như sau:

1. Từ ngày 01/9/2007 đồng tiền cotton loại 50.000 đồng và 100.000 đồng hết giá trị lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Kể từ thời điểm đình chỉ lưu hành (01/9/2007), các tổ chức và cá nhân có các loại tiền này được đổi ngang giá trị ra các loại tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nước.

Đồng thời, Thông báo số 293/TB-NHNN năm 2012 thông báo đình chỉ lưu hành tiền cotton loại 10.000 và 20.000 đồng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành cụ thể:

1. Từ ngày 01/01/2013, đồng tiền cotton loại 10.000 đồng và 20.000 đồng hết giá trị lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Kề từ thời điểm đình chỉ lưu hành (01/01/2013), các tổ chức và cá nhân có các loại tiền này được đổi ngang giá trị sang các loại tiền đang lưu hành do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Kho bạc Nhà nước tại các tỉnh, thành phố.

Do đó, hiện nay các loại tiền đã bị đình chỉ lưu hành theo Thông báo của NHNN gồm có:

– Đồng tiền cotton loại 50.000 đồng và 100.000 đồng hết giá trị lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam kể từ ngày 01/9/2007

– Đồng tiền cotton loại 10.000 đồng và 20.000 đồng hết giá trị lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam kể từ ngày 01/01/2013

Như vậy, ngoài những đồng tiền bị đình chỉ lưu hành theo Thông báo của NHNN thì các đồng tiền còn lại sẽ vẫn còn giá trị lưu hành. Cụ thể:

Với tiền giấy sẽ có:

– Giấy bạc 500.000 đồng

– Giấy bạc 200.000 đồng.

– Giấy bạc 100.000 đồng

– Giấy bạc 50.000 đồng

– Giấy bạc 20.000 đồng

– Giấy bạc 10.000 đồng

– Giấy bạc 5.000 đồng.

– Giấy bạc 2.000 đồng.

– Giấy bạc 1.000 đồng.

– Giấy bạc 500 đồng.

– Giấy bạc 200 đồng.

– Giấy bạc 100 đồng.

Với tiền kim loại sẽ gồm:

– Đồng tiền 5.000đ.

– Đồng tiền 2.000đ.

– Đồng tiền 1.000đ.

– Đồng tiền 500đ.

– Đồng tiền 200đ.

* Mặc dù vẫn còn lưu hành, tuy nhiên nhiều loại tiền trong số đó đã ít được sử dụng trong giao dịch hàng ngày.

 



Những loại tiền nào đang còn được lưu hành tại Việt Nam? (Hình từ Internet)

Những loại tiền nào đang còn được lưu hành tại Việt Nam? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào có thẩm quyền phát hành tiền giấy, tiền kim loại ở nước ta hiện nay?

Theo Điều 17 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định về phát hành tiền giấy, tiền kim loại như sau:

Điều 17. Phát hành tiền giấy, tiền kim loại

1. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế.

4. Tiền giấy, tiền kim loại phát hành vào lưu thông là tài sản “Nợ” đối với nền kinh tế và được cân đối bằng tài sản “Có” của Ngân hàng Nhà nước.

Như vậy, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tiêu chuẩn tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 25/2013/TT-NHNN quy định tiêu chuẩn tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông cụ thể như sau:

(1) Tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông (nhóm nguyên nhân khách quan):

– Tiền giấy bị thay đổi màu sắc, mờ nhạt hình ảnh hoa văn, chữ, số; nhàu, nát, nhòe, bẩn, cũ; rách rời hay liền mảnh được can dán lại nhưng còn nguyên tờ tiền;

– Tiền kim loại bị mòn, han gỉ, hư hỏng một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, hoa văn, chữ, số và lớp mạ trên đồng tiền.

(2) Tiền rách nát, hư hỏng do quá trình bảo quản (nhóm nguyên nhân chủ quan):

– Tiền giấy bị thủng lỗ, rách mất một phần; tiền được can dán; cháy hoặc biến dạng do tiếp xúc với nguồn nhiệt cao; giấy in, màu sắc, đặc điểm kỹ thuật bảo an của đồng tiền bị biến đổi do tác động của hóa chất (như chất tẩy rửa, axít, chất ăn mòn…); viết, vẽ, tẩy xóa; đồng tiền bị mục hoặc biến dạng bởi các lý do khác nhưng không do hành vi hủy hoại;

– Tiền kim loại bị cong, vênh, thay đổi định dạng, hình ảnh thiết kế do tác động của ngoại lực hoặc nhiệt độ cao; bị ăn mòn do tiếp xúc với hóa chất.

(3) Tiền bị lỗi kỹ thuật do quá trình in, đúc của nhà sản xuất như giấy in bị gấp nếp làm mất hình ảnh hoặc mất màu in, lấm bẩn mực in và các lỗi khác trong khâu in, đúc.


Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Công ty luật Quảng Ninh chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng văn phòng Luật sư Quảng Ninh sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Công ty Luật TNHH MTV Luật Sư Quảng Ninh.

Địa chỉ: số 575 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Địa chỉ chi nhánh: số 31 đường Lý Thường Kiệt, tổ 1, khu 3, phường Thanh Sơn, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 0961.926.188/0979.266.128  hoặc đặt lịch hẹn để được hỗ trợ trực tiếp.

Đánh giá post
Gọi Điện Thoại Zalo Facebook Gửi Email