Như thế nào là lấn chiếm lòng lề đường? Lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường thuộc vi phạm gì?

Như thế nào là lấn chiếm lòng lề đường? Lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường thuộc vi phạm gì?

Như thế nào là lấn chiếm lòng lề đường? Lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường thuộc vi phạm gì?

Tại khoản 1 Điều 77 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định về việc sử dụng lòng lề đường như sau:

– Lòng đường được sử dụng cho mục đích giao thông; vỉa hè được sử dụng cho người đi bộ. Trường hợp cần thiết sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè phục vụ sự kiện chính trị, hoạt động văn hoá, thể thao và mục đích khác, cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè phải có phương án sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè và được cơ quan có thẩm quyền cho phép; cơ quan cho phép sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè gửi thông báo ngay cho cơ quan Cảnh sát giao thông.

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè chỉ được sử dụng đúng mục đích do cơ quan có thẩm quyền cho phép; chấp hành các yêu cầu của Cảnh sát giao thông; không làm mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ; hoàn trả nguyên trạng lòng đường, vỉa hè sau khi kết thúc việc sử dụng.

Như vậy, lấn chiếm lòng lề đường có thể hiểu là hành vi sử dụng trái phép phần diện tích lòng đường, vỉa hè dành cho giao thông và đi bộ để phục vụ mục đích cá nhân hoặc tổ chức, gây cản trở giao thông và ảnh hưởng đến cuộc sống của cộng đồng.

Hành vi này có thể bao gồm các hoạt động như:

  1. Lấn chiếm vỉa hè: Dùng vỉa hè (phần đường dành cho người đi bộ) để đỗ xe, buôn bán, dựng lều quán, đặt vật dụng hoặc cản trở giao thông của người đi bộ.
  2. Lấn chiếm lòng đường: Sử dụng lòng đường (phần dành cho phương tiện giao thông) để đỗ xe, tổ chức các hoạt động khác như kinh doanh, bày bán hàng hóa mà không có sự cho phép của cơ quan chức năng.

Hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường là hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Như thế nào là lấn chiếm lòng lề đường? Lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường thuộc vi phạm gì? (Hình từ Internet)

Buôn bán lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường bị phạt bao nhiêu?

Tại khoản 1, khoản 5 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định về mức phạt đối với hành vi buôn bán lấn chiếm vỉa hè như sau:

Điều 12. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều này;

b) Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.

[…]

5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

[…]

b) Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;

[…]

Như vậy, hành vi buôn bán lấn chiếm vỉa hè có thể bị phạt tiền với mức phạt như sau:

– Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

+ Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân

+ Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức.

– Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân,

+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức.

Cá nhân buôn bán dạo không được kinh doanh tại những địa điểm nào?

Tại Điều 6 Nghị định 39/2007/NĐ-CP có quy định cá nhân buôn bán dạo (cá nhân hoạt động thương mại) không được kinh doanh tại những địa điểm sau:

– Khu vực thuộc các di tích lịch sử, văn hóa đã đ­ược xếp hạng, các danh lam thắng cảnh khác;

– Khu vực các cơ quan nhà n­ước, cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế;

– Khu vực thuộc vành đai an toàn kho đạn d­ược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn d­ược, vật liệu nổ, doanh trại Quân đội nhân dân Việt Nam;

– Khu vực thuộc cảng hàng không, cảng biển, cửa khẩu quốc tế, sân ga, bến tầu, bến xe, bến phà, bến đò và trên các ph­ương tiện vận chuyển;

– Khu vực các tr­ường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ng­ưỡng;

– Nơi tạm dừng, đỗ của ph­ương tiện giao thông đang tham gia l­ưu thông, bao gồm cả đ­ường bộ và đ­ường thủy;

– Phần đ­ường bộ bao gồm lối ra vào khu chung c­ư hoặc khu tập thể; ngõ hẻm;

Vỉa hè, lòng đ­ường, lề đ­ường của đ­ường đô thị, đ­ường huyện, đường tỉnh và quốc lộ dành cho ng­ười và phương tiện tham gia giao thông, trừ các khu vực, tuyến đ­ường hoặc phần vỉa hè đ­ường bộ đ­ược cơ quan có thẩm quyền quy hoạch hoặc cho phép sử dụng tạm thời để thực hiện các hoạt động th­ương mại;

– Các tuyến đ­ường, khu vực (kể cả khu du lịch) do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan đ­ược Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền quy định và có biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại;

– Khu vực thuộc quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân tuy không phải là khu vực, tuyến đ­ường, địa điểm cấm sử dụng làm địa điểm kinh doanh trên nh­ưng không được sự đồng ý của tổ chức, cá nhân đó hoặc khu vực đó có biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại.

Theo Luật Quản lý và sử dụng tài sản nhà nước và các quy định về trật tự đô thị, việc buôn bán dạo ngoài các khu vực trên có thể bị coi là vi phạm. Các cá nhân buôn bán dạo có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, với các mức phạt từ cảnh cáo đến phạt tiền, tùy theo mức độ vi phạm và vị trí của hoạt động buôn bán.


Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Công ty luật Quảng Ninh chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng văn phòng Luật sư Quảng Ninh sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Công ty Luật TNHH MTV Luật Sư Quảng Ninh.

Địa chỉ: số 575 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Địa chỉ chi nhánh: số 31 đường Lý Thường Kiệt, tổ 1, khu 3, phường Thanh Sơn, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 0961.926.188/0979.266.128  hoặc đặt lịch hẹn để được hỗ trợ trực tiếp

Đánh giá post
Gọi Điện Thoại Zalo Facebook Gửi Email