Nhiều cựu quan chức bị dẫn giải đến tòa trong đại án ‘chuyến bay giải cứu’

HÀ NỘI – Sáng nay, cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, cựu trợ lý phó thủ tướng Nguyễn Quang Linh, cựu cục trưởng Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan cùng 41 người bị dẫn giải đến phiên tòa vụ án “chuyến bay giải cứu”.

Sáng 11/7, trong 54 bị cáo, 44 người bị tạm giam được đưa tới TAND Hà Nội trên 14 xe thùng. Tất cả đeo khẩu trang, một số mặc áo khoác trùm kín đầu, lấy tay che mặt.

Cựu phó giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn, cựu thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng và nhóm cựu cán bộ Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải… đến tòa sớm nhất.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội, được 6 cảnh sát dẫn giải, luôn cúi mặt tránh ống kính chụp ảnh.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội, được 6 cảnh sát dẫn giải, luôn cúi mặt tránh ống kính chụp ảnh.

Cựu thứ trưởng Ngoại giao cùng 18 người bị truy tố về tội Nhận hối lộ ở khung hình phạt cao nhất tới tử hình, gồm: ông Nguyễn Quang Linh, cựu trợ lý Phó Thủ tướng; Chử Xuân Dũng, cựu Phó Chủ tịch UBND Hà Nội; Vũ Hồng Nam, cựu Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản; Nguyễn Thanh Hải, cựu Vụ trưởng Quan hệ quốc tế, Văn phòng Chính phủ; bà Nguyễn Thị Hương Lan, cựu Cục trưởng Lãnh sự, Bộ Ngoại giao; Vũ Ngọc Minh, cựu Đại sứ Việt Nam ở Angola…

Vụ án được TAND Hà Nội xét xử dự kiến 30 ngày. Số người tham gia phiên tòa được cho là nhiều nhất trong những đại án gần đây với 54 bị cáo, hơn 100 luật sư, 46 người có quyền nghĩa vụ liên quan, 33 nhân chứng.

z4505988769952-fac82faff5c6ece-4602-5688

Cựu thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng.

Tại phần thủ tục, một số người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan xin xét xử vắng mặt. TAND Hà Nội đánh giá sự vắng mặt của những người này không ảnh hưởng đến phiên tòa, và sẽ tiếp tục triệu tập nếu cần thiết. Các bị cáo cho hay đã nhận được cáo trạng trước phiên xét xử và không có ý kiến gì về thành phần cơ quan tố tụng và HĐXX.

Phiên tòa được mở sau 18 tháng kể từ khi những cán bộ thuộc Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao trở thành những người đầu tiên bị bắt, hôm 28/1/2022.

Cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Trung Kiên.

Cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Trung Kiên.

Bản cáo trạng dài 102 trang đang được công bố tại tòa xác định từ tháng 4/2020, Chính phủ cho phép thực hiện chuyến bay giải cứu đưa công dân hồi hương, người dân chỉ phải trả tiền vé máy bay, không mất chi phí cách ly. Sau đó là các chuyến bay combo, người dân tự nguyện trả phí toàn bộ.

Doanh nghiệp có nhu cầu tổ chức chuyến bay combo phải xin chủ trương của UBND cấp tỉnh, thành phố – nơi thực hiện cách ly công dân về nước. Hồ sơ sau đó được gửi về Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao để đơn vị này tổng hợp, lấy ý kiến tổ công tác 5 bộ (Ngoại giao, Công an, Y tế, Giao thông Vận tải, Quốc phòng).

Từ đầu 2020 đến khoảng giữa năm 2021, Bộ Ngoại giao đề xuất Chính phủ phê duyệt 372 chuyến bay combo. Để có chi phí “bôi trơn” khi thực hiện các chuyến bay, nhóm 20 doanh nghiệp với hơn 100 pháp nhân phải nâng giá vé, “vẽ” thêm nhiều chi phí phát sinh với khách hàng có nhu cầu về nước giữa đại dịch.

Cựu Phó Chủ tịch UBND Quảng Nam Trần Văn Tân bị cáo buộc nhận hối lộ 5 tỷ đồng.

Cựu Phó Chủ tịch UBND Quảng Nam Trần Văn Tân bị cáo buộc nhận hối lộ 5 tỷ đồng.

Tổng tiền nhận hối lộ là 165 tỷ đồng. Tính đến thời điểm ra cáo trạng, tháng 4/2023, 54 bị cáo đã nộp khắc phục hơn 53 tỷ đồng. Trước phiên xử, một trong ba luật sư của cựu thứ trưởng Tô Anh Dũng cho hay, gia đình thân chủ đã nộp khắc phục hơn 16 tỷ đồng, trong tổng số tiền bị cáo buộc nhận 21,5 tỷ đồng.

Ngoài hành vi đưa nhận hối lộ để thực hiện chuyến bay giải cứu, VKS xác định còn có nhóm bị can đã móc ngoặc để chạy án cho doanh nghiệp. Cựu thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, cựu Phó giám đốc Công an Hà Nội, nhận 2,65 triệu USD (khoảng 61,6 tỷ đồng) để chạy án cho Lê Hồng Sơn và Nguyễn Thị Thanh Hằng, Tổng và Phó tổng giám đốc Công ty Bầu trời xanh.

Cựu phó giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn, cựu thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng và nhóm cựu cán bộ Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải… đến tòa sớm nhất.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội, được 6 cảnh sát dẫn giải, luôn cúi mặt tránh ống kính chụp ảnh.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội, được 6 cảnh sát dẫn giải, luôn cúi mặt tránh ống kính chụp ảnh.

Cựu thứ trưởng Ngoại giao cùng 18 người bị truy tố về tội Nhận hối lộ ở khung hình phạt cao nhất tới tử hình, gồm: ông Nguyễn Quang Linh, cựu trợ lý Phó Thủ tướng; Chử Xuân Dũng, cựu Phó Chủ tịch UBND Hà Nội; Vũ Hồng Nam, cựu Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản; Nguyễn Thanh Hải, cựu Vụ trưởng Quan hệ quốc tế, Văn phòng Chính phủ; bà Nguyễn Thị Hương Lan, cựu Cục trưởng Lãnh sự, Bộ Ngoại giao; Vũ Ngọc Minh, cựu Đại sứ Việt Nam ở Angola…

Vụ án được TAND Hà Nội xét xử dự kiến 30 ngày. Số người tham gia phiên tòa được cho là nhiều nhất trong những đại án gần đây với 54 bị cáo, hơn 100 luật sư, 46 người có quyền nghĩa vụ liên quan, 33 nhân chứng.

cựu thứ trưởng

Cựu thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng.

Tại phần thủ tục, một số người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan xin xét xử vắng mặt. TAND Hà Nội đánh giá sự vắng mặt của những người này không ảnh hưởng đến phiên tòa, và sẽ tiếp tục triệu tập nếu cần thiết. Các bị cáo cho hay đã nhận được cáo trạng trước phiên xét xử và không có ý kiến gì về thành phần cơ quan tố tụng và HĐXX.

Phiên tòa được mở sau 18 tháng kể từ khi những cán bộ thuộc Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao trở thành những người đầu tiên bị bắt, hôm 28/1/2022.

Cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Trung Kiên.

Cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Trung Kiên.

Bản cáo trạng dài 102 trang đang được công bố tại tòa xác định từ tháng 4/2020, Chính phủ cho phép thực hiện chuyến bay giải cứu đưa công dân hồi hương, người dân chỉ phải trả tiền vé máy bay, không mất chi phí cách ly. Sau đó là các chuyến bay combo, người dân tự nguyện trả phí toàn bộ.

Doanh nghiệp có nhu cầu tổ chức chuyến bay combo phải xin chủ trương của UBND cấp tỉnh, thành phố – nơi thực hiện cách ly công dân về nước. Hồ sơ sau đó được gửi về Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao để đơn vị này tổng hợp, lấy ý kiến tổ công tác 5 bộ (Ngoại giao, Công an, Y tế, Giao thông Vận tải, Quốc phòng).

Từ đầu 2020 đến khoảng giữa năm 2021, Bộ Ngoại giao đề xuất Chính phủ phê duyệt 372 chuyến bay combo. Để có chi phí “bôi trơn” khi thực hiện các chuyến bay, nhóm 20 doanh nghiệp với hơn 100 pháp nhân phải nâng giá vé, “vẽ” thêm nhiều chi phí phát sinh với khách hàng có nhu cầu về nước giữa đại dịch.

Cựu Phó Chủ tịch UBND Quảng Nam Trần Văn Tân bị cáo buộc nhận hối lộ 5 tỷ đồng.

Cựu Phó Chủ tịch UBND Quảng Nam Trần Văn Tân bị cáo buộc nhận hối lộ 5 tỷ đồng.

Tổng tiền nhận hối lộ là 165 tỷ đồng. Tính đến thời điểm ra cáo trạng, tháng 4/2023, 54 bị cáo đã nộp khắc phục hơn 53 tỷ đồng. Trước phiên xử, một trong ba luật sư của cựu thứ trưởng Tô Anh Dũng cho hay, gia đình thân chủ đã nộp khắc phục hơn 16 tỷ đồng, trong tổng số tiền bị cáo buộc nhận 21,5 tỷ đồng.

Ngoài hành vi đưa nhận hối lộ để thực hiện chuyến bay giải cứu, VKS xác định còn có nhóm bị can đã móc ngoặc để chạy án cho doanh nghiệp. Cựu thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, cựu Phó giám đốc Công an Hà Nội, nhận 2,65 triệu USD (khoảng 61,6 tỷ đồng) để chạy án cho Lê Hồng Sơn và Nguyễn Thị Thanh Hằng, Tổng và Phó tổng giám đốc Công ty Bầu trời xanh.

 

 

 

 


Công ty Luật TNHH MTV Luật Sư Quảng Ninh.

Địa chỉ: số 575 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 0961.926.188/0979.266.128  hoặc Đặt lịch hẹn để được hỗ trợ trực tiếp.

Đánh giá post
Gọi Điện Thoại Zalo Facebook Gửi Email