Người mang thai đang được hoãn thi hành án tiếp tục phạm tội thì xử lý thế nào?

Người mang thai đang được hoãn thi hành án tiếp tục phạm tội thì xử lý thế nào?

Tôi có người bạn 29 tuổi, phạm tội buôn bán trái phép chất ma túy, phạt tù 5 năm. Vào thời điểm đó bạn tôi đang mang thai 4 tháng cho nên được hoãn chấp hành án phạt tù. Tuy nhiên, trong thời gian được hoãn chấp hành án phạt tù thì bạn của tôi lại tiếp tục buôn bán trái phép chất ma túy. Vậy xin hỏi, người mang thai đang được hoãn thi hành án tiếp tục phạm tội thì xử lý thế nào? Xin cảm ơn!

Người mang thai đang được hoãn thi hành án tiếp tục phạm tội thì xử lý thế nào?

Người mang thai đang được hoãn thi hành án tiếp tục phạm tội thì xử lý thế nào? (Ảnh từ internet)

Phụ nữ mang thai khi phạm tội được hưởng những chế độ gì?

– Căn cứ điểm b, khoản 1, Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người bị phạt tù mà là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn chấp hành hình phạt cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi.

– Ngoài ra, khoản 4, Điều 36 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định cải tạo không giam giữ, người phụ nữ mang thai cũng được pháp luật cho hưởng khoan hồng: “Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.”

– Khoản 2, Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tử hình: “Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.”

– Phụ nữ đang mang thai còn được xét là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo điểm n, khoản 1, Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

n) Người phạm tội là phụ nữ có thai

Như vậy, đối với phụ nữ mang thai, pháp luật có các sự khoan hồng sau:

– Được hoãn chấp hành hình phạt tù tới khi con đủ 36 tháng tuổi

– Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ mang thai.

– Không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ mang thai.

– Người phạm tội là phụ nữ có thai được xem là một trong các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Người phạm tội cố tình mang thai để trốn thực hiện nghĩa vụ thì xử lí ra sao?

Pháp luật hiện hành có nhiều điều khoản khoan hồng dành cho tội phạm là phụ nữ đang mang thai. Vì vậy, nhiều phạm nhân nữ lợi dụng những quy định này này, mang thai liên tục nhằm tránh né việc chấp hành án thì sao?

Theo Công văn 01/2017/GĐ-TANDTCcủa TAND tối cao đã trả lời vấn đề này như sau: “Nếu phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi bị kết án tù thì có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi, không phân biệt họ cố tình có thai và sinh con liên tục để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án phạt tù hay không.”

Do đó, phụ nữ đang mang thai sẽ được hoãn thi hành án, bất kể người đó cố tình mang thai để trốn tránh nghĩa vụ.

Người mang thai đang được hoãn thi hành án tiếp tục phạm tội thì xử lý thế nào?

Tại khoản 2, Điều 67 Bộ Luật Hình sự 2015 có quy định về việc tiếp tục phạm tội khi đang được hoãn thi hành án như sau: “Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ Luật Hình sự 2015”.

Ngoài ra, có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn Tạm giam theo khoản 4 Điều 119 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ các trường hợp:

– Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;

– Tiếp tục phạm tội;

– Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này;

– Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

Vậy trong trường hợp trên, bạn của bạn thuộc trường hợp bị tạm giam theo khoản 4 Điều 119 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015.


Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Công ty luật Quảng Ninh chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng văn phòng Luật sư Quảng Ninh sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Công ty Luật TNHH MTV Luật Sư Quảng Ninh.

Địa chỉ: số 575 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Địa chỉ chi nhánh: số 31 đường Lý Thường Kiệt, tổ 1, khu 3, phường Thanh Sơn, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 0961.926.188/0979.266.128  hoặc đặt lịch hẹn để được hỗ trợ trực tiếp.

Đánh giá post
Gọi Điện Thoại Zalo Facebook Gửi Email