Người lao động nhận được gì khi bị sa thải trái pháp luật?

    Hiện nay ở các doanh nghiệp xảy ra rất nhiều trường hợp người lao động bị sa thải trái quy định của pháp luật và không được bồi thường thiệt hại một cách thỏa đáng. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, Luật sư Quảng Ninh xin tư vấn về những quy định bồi thường thiệt hại do hành vi kỷ luật sa thải trái pháp luật như sau:

Ảnh minh họa

Bồi thường thiệt hại khi sa thải trái pháp luật là gì?

Tại khoản 3 Điều 33 Nghị đinh số 05/2015/NĐ-CP quy định:

“Người sử dụng lao động phải khôi phục quyền và lợi ích của người lao động do quyết định tạm đình chỉ công việc hoặc quyết định bồi thường thiệt hại của người sử dụng lao động. Trong trường hợp kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải trái pháp luật thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện các quy định các khoản 1,2,3 và 4 Điều 42 của Bộ luật Lao động”.

Như vậy, khi người sử dụng lao động áp dụng hình thức kỷ luật sa thải trái pháp luật với người lao động thì người sử dụng lao động phải chịu hậu quả pháp lý như đối với trường hợp “đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật” theo quy định tại Điều 42 hợp đồng lao động (trừ quy định tại khoản 5).

Theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sa thải trái pháp luật như sau:

“Điều 41. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.

Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật này thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này để chấm dứt hợp đồng lao động.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.”

Do đó, các khoản người lao động được bồi thường thiệt hại do bị sa thải trái quy định pháp luật như sau:

    Thứ nhất, người sử dụng lao động phải thanh toán tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong những ngày không được làm việc.

   Thứ hai, người sử dụng lao động phải thanh toán tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động.

   Thứ ba, Bồi thường thêm ít nhất 02 tháng tiền lương cho người lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

    Ngoài ra, Người sử dụng lao động phải thực hiện việc chốt sổ bảo hiểm.

 

 

 

_____________________________________

Địa chỉ: số 575 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 0961.926.188/0979.266.128  hoặc Đặt lịch hẹn để được hỗ trợ trực tiếp.

 

5/5 - (15 bình chọn)
Gọi Điện Thoại Zalo Facebook Gửi Email