2. Người cao tuổi có được nhận con nuôi không?

Người cao tuổi có được nhận con nuôi không? Người cao tuổi có được miễn, giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi hay không?

Luật sư Quảng Ninh cho tôi hỏi: Người cao tuổi có được nhận con nuôi không? Nếu được thì có được miễn, giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi hay không? – Câu hỏi của cô Linh (Hoành Bồ)

Người cao tuổi có được nhận con nuôi không?

Căn cứ Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về điều kiện nhận con nuôi như sau:

Điều kiện đối với người nhận con nuôi

1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

d) Có tư cách đạo đức tốt.

2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:

a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

c) Đang chấp hành hình phạt tù;

d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này.

Như vậy, người cao tuổi vẫn được nhận nuôi con nuôi nếu đáp ứng các điều kiện sau:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

– Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

– Có tư cách đạo đức tốt;

– Không thuộc trường hợp không được nhận con nuôi.

Người cao tuổi có được nhận con nuôi không? Người cao tuổi có được miễn, giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi hay không?

Người cao tuổi có được nhận con nuôi không? Người cao tuổi có được miễn, giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi hay không? (Hình từ Internet)

Người cao tuổi có được miễn, giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi hay không?

Theo Điều 4 Nghị định 114/2016/NĐ-CP quy định về các trường hợp được miễn, giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi như sau:

Trường hợp miễn, giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi

1. Miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước đối với các trường hợp sau:

a) Cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi;

b) Người nhận các trẻ em sau đây làm con nuôi: Trẻ khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định của Luật nuôi con nuôi và văn bản hướng dẫn;

c) Người có công với cách mạng nhận con nuôi.

2. Giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài đối với các trường hợp sau:

a) Cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài;

b) Nhận hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột làm con nuôi thì từ trẻ em thứ hai trở đi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài;

c) Trường hợp nhận con nuôi thuộc cả hai trường hợp quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này thì người nộp lệ phí được lựa chọn áp dụng mức giảm lệ phí theo quy định tại Điểm a hoặc Điểm b Khoản này.

3. Miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi đối với trường hợp đăng ký lại việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.

Theo đó, người cao tuổi không đương nhiên thuộc các trường hợp được miễn giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi. Người cao tuổi chỉ được miễn giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi khi thuộc các trường hợp theo quy định pháp luật như trên.

Phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước hiện nay đối với người cao tuổi thuộc trường hợp phải lệ phí đăng ký nuôi con nuôi bao nhiêu?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 114/2016/NĐ-CP quy định về mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi như sau:

Mức thu lệ phí

1. Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi:

a) Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước: 400.000 đồng/trường hợp.

b) Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận con nuôi là công dân Việt Nam: 9.000.000 đồng/trường hợp.

c) Mức thu lệ phí thu đối với trường hợp người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam: 4.500.000 đồng/trường hợp.

d) Mức thu lệ phí thu đối với trường hợp người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi: 4.500.000 đồng/trường hợp.

đ) Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài: 150 đô la Mỹ/trường hợp. Mức lệ phí này được quy đổi ra đồng tiền của nước sở tại theo tỷ giá bán ra của đồng đô la Mỹ do ngân hàng nơi cơ quan đại diện Việt Nam ở nước đó mở tài Khoản công bố.

2. Mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài như sau:

a) Lệ phí cấp giấy phép lần đầu: 65.000.000 đồng/giấy phép;

b) Lệ phí cấp gia hạn giấy phép: 35.000.000 đồng/giấy phép.

Căn cứ quy định trên, phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước hiện nay đối với người cao tuổi thuộc trường hợp phải lệ phí đăng ký nuôi con nuôi là 400.000 đồng/trường hợp.

Trân trọng!

 


Công ty Luật TNHH MTV Luật Sư Quảng Ninh.

Địa chỉ: số 575 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Địa chỉ chi nhánh: số 31 đường Lý Thường Kiệt, tổ 1, khu 3, phường Thanh Sơn, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 0961.926.188/0979.266.128  hoặc đặt lịch hẹn để được hỗ trợ trực tiếp.

Đánh giá post
Gọi Điện Thoại Zalo Facebook Gửi Email