Người bị tạm giam là người nước ngoài có được gặp thân nhân không?

Người bị tạm giam là người nước ngoài có được gặp thân nhân không?

Người bị tạm giam là người nước ngoài có được gặp thân nhân không? Người bị tạm giam là người nước ngoài không được gặp thân nhân khi thân nhân cố ý vi phạm nội quy mấy lần? 

Người bị tạm giam là người nước ngoài có được gặp thân nhân không?

Người bị tạm giam là người nước ngoài có được gặp thân nhân không? (Ảnh từ internet)

Người bị tạm giam là người nước ngoài có được gặp thân nhân không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 về quyền của người bị tạm giam, tạm giữ như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam

1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các quyền sau đây:

a) Được bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy của cơ sở giam giữ;

b) Được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân;

c) Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo, tài liệu;

d) Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự;

đ) Được hướng dẫn, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa, trợ giúp pháp lý;

e) Được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự;

g) Được yêu cầu trả tự do khi hết thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam;

h) Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật;

i) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nếu bị giam, giữ trái pháp luật;

k) Được hưởng các quyền khác của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp các quyền đó không thể thực hiện được do họ đang bị tạm giữ, tạm giam.

Theo đó, người bị tạm giam là người nước ngoài được thực hiện các quyền như quy định đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người Việt Nam.

Do đó, người bị tạm giam là người nước ngoài có quyền được gặp nhân thân theo quy định của pháp luật.

Người bị tạm giam là người nước ngoài không được gặp thân nhân khi thân nhân cố ý vi phạm nội quy mấy lần?

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 120/2017/NĐ-CP về các trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam không được gặp thân nhân như sau:

Việc thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài

1. Việc thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam.

2. Trường hợp có yếu tố phức tạp ảnh hưởng đến an ninh, trật tự thì cơ sở giam giữ phối hợp với cơ quan đang thụ lý vụ án để xem xét, quyết định việc thăm gặp.

Dẫn chiếu đến khoản 4 Điều 22 của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 có quy định như sau:

Việc gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam

4. Thủ trưởng cơ sở giam giữ không đồng ý cho thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong các trường hợp sau đây và phải nêu rõ lý do:

e) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam không đồng ý thăm gặp; trường hợp này, người thăm gặp được trực tiếp gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc không đồng ý thăm gặp;

g) Người đến thăm gặp cố ý vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ từ hai lần trở lên;

h) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang bị kỷ luật theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này.

Như vậy, theo các quy định trên thì người bị tạm giam không được gặp thân nhân khi thân nhân cố ý vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ từ 02 lần trở lên.

Xác định quốc tịch của người bị tạm giữ là người nước ngoài được thực hiện như thế nào?

Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 120/2017/NĐ-CP thì việc xác định quốc tịch của người tạm giam là người nước ngoài được thực hiện như sau:

– Trường hợp người bị tạm giữ khai báo là người nước ngoài, cơ quan đang thụ lý vụ án phải gửi văn bản đến Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh đối với các tỉnh, thành phố từ tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trở vào phía Nam) đề nghị xác nhận quốc tịch của họ và thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án và cơ sở giam giữ biết để phối hợp quản lý.

– Sau khi nhận được văn bản của cơ quan đang thụ lý vụ án, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam mang quốc tịch để xác nhận quốc tịch của họ và thông báo kết quả cho cơ quan đang thụ lý vụ án và cơ sở giam giữ biết.


Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Công ty luật Quảng Ninh chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng văn phòng Luật sư Quảng Ninh sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Công ty Luật TNHH MTV Luật Sư Quảng Ninh.

Địa chỉ: số 575 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Địa chỉ chi nhánh: số 31 đường Lý Thường Kiệt, tổ 1, khu 3, phường Thanh Sơn, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 0961.926.188/0979.266.128  hoặc đặt lịch hẹn để được hỗ trợ trực tiếp.

Đánh giá post
Gọi Điện Thoại Zalo Facebook Gửi Email