Nghiên cứu đề xuất quy định tiền kỹ thuật số, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9/2024?

Nghiên cứu đề xuất quy định tiền kỹ thuật số, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9/2024?

Công tác nghiên cứu đề xuất tiền kỹ thuật số được đề cập tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2024 như thế nào?

Nghiên cứu đề xuất quy định tiền kỹ thuật số, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 2617/QĐ-NHNN năm 2018 có quy định về các nhóm giải pháp điều hành chính sách tiền tệ trong bối cảnh ra đời của tiền kỹ thuật số.

Theo đó, 02 nhóm giải pháp điều hành chính sách tiền tệ trong bối cảnh ra đời của tiền kỹ thuật số và cách mạng công nghiệp 4.0 là:

– Nghiên cứu về xu thế và khả năng phát hành tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương như một đồng tiền pháp định.

– Nghiên cứu tác động và tổ chức điều hành chính sách tiền tệ trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

Nghiên cứu đề xuất quy định tiền kỹ thuật số, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9/2024? (Hình từ Internet)

Nghiên cứu đề xuất quy định tiền kỹ thuật số, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9/2024? (Hình từ Internet)

Vị trí, chức năng của Ngân hàng Nhà nước hiện nay là gì?

Tại Điều 2 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 có quy định về vị trí, chức năng của Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể:

– Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Ngân hàng Nhà nước là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội.

– Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.

Tổ chức của Ngân hàng Nhà nước được quy định ra sao?

Tại Điều 7 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 có quy định về tổ chức của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó:

– Ngân hàng Nhà nước được tổ chức thành hệ thống tập trung, thống nhất, gồm bộ máy điều hành và các đơn vị hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc khác.

– Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước do Chính phủ quy định.

– Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010

– Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập, chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, các ban, hội đồng tư vấn về các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước; quyết định thành lập, chấm dứt hoạt động theo thẩm quyền các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng, nghiên cứu, thông tin, lý luận khoa học ngân hàng, cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động kho quỹ, dịch vụ công nghệ tin học ngân hàng và thanh toán, dịch vụ thông tin tín dụng.

Bên cạnh đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là thành viên của Chính phủ, là người đứng đầu và lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

– Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Tổ chức và chỉ đạo thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo thẩm quyền;

+ Tổ chức và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

+ Đại diện pháp nhân của Ngân hàng Nhà nước.

(theo quy định tại Điều 8 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010)


Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Công ty luật Quảng Ninh chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng văn phòng Luật sư Quảng Ninh sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Công ty Luật TNHH MTV Luật Sư Quảng Ninh.

Địa chỉ: số 575 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Địa chỉ chi nhánh: số 31 đường Lý Thường Kiệt, tổ 1, khu 3, phường Thanh Sơn, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 0961.926.188/0979.266.128  hoặc đặt lịch hẹn để được hỗ trợ trực tiếp.

Đánh giá post
Gọi Điện Thoại Zalo Facebook Gửi Email