Ngày 26 tháng 7 là ngày gì? Ngày truyền thống của Viện kiểm sát nhân dân

Ngày 26 tháng 7 là ngày gì? Ngày truyền thống của Viện kiểm sát nhân dân

Ngày 26 tháng 7 là ngày gì? Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao do ai bầu?

Ngày 26 tháng 7 là ngày gì?

Căn cứ Điều 11 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định ngày truyền thống, phù hiệu của Viện kiểm sát nhân dân:

Điều 11. Ngày truyền thống, phù hiệu của Viện kiểm sát nhân dân

1. Ngày truyền thống của Viện kiểm sát nhân dân là ngày 26 tháng 7 hằng năm.

2. Phù hiệu của Viện kiểm sát nhân dân hình tròn, nền đỏ, viền vàng, có tia chìm ly tâm; ở giữa có hình ngôi sao năm cánh nổi màu vàng; hai bên có hình bông lúa; ở dưới có hình thanh kiếm lá chắn; trên nền lá chắn có nửa bánh xe răng màu xanh thẫm và các chữ “KS” màu bạch kim; nửa dưới phù hiệu có hình dải lụa đỏ bao quanh, phía trước có dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Như vậy, ngày 26 tháng 7 hàng năm là ngày truyền thống của Viện kiểm sát nhân dân. Ngày 26 tháng 7 năm 2024 nhằm ngày 21 tháng 6 âm lịch (thứ sáu). Ngày truyền thống của Viện kiểm sát nhân dân là một ngày lễ quan trọng đối với ngành Kiểm sát nhân dân và nhân dân Việt Nam.

Ngày truyền thống của Viện kiểm sát nhân dân là dịp để các cán bộ, kiểm sát viên trong cả nước ôn lại truyền thống vẻ vang của ngành, tri ân những thế hệ đi trước đã có công lao to lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành.

Đây cũng là dịp để các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong cả nước quan tâm, chăm lo hơn nữa cho đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, kiểm sát viên, tạo điều kiện để họ phát huy vai trò, trách nhiệm trong công tác bảo vệ pháp luật, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.



Ngày 26 tháng 7 là ngày gì? Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao do ai bầu? (Hình từ Internet)

Ngày 26 tháng 7 là ngày gì? Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao do ai bầu? (Hình từ Internet)

Ngày 26 tháng 7 là ngày gì? Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao do ai bầu? (Hình từ Internet)

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao do ai bầu?

Căn cứ Điều 65 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao:

Điều 65. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao

1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Chỉ đạo, điều hành, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện;

c) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

3. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.

Theo quy định trên, viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bầu.

Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn gì khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố?

Căn cứ khoản 3 Điều 3 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố như sau:

– Yêu cầu khởi tố, hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án trái pháp luật, phê chuẩn, không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; trực tiếp khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong những trường hợp do Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định;

– Quyết định, phê chuẩn việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra, truy tố theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015;

– Hủy bỏ các quyết định tố tụng trái pháp luật khác trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

– Khi cần thiết đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện

– Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp tài liệu để làm rõ tội phạm, người phạm tội;

– Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; tiến hành một số hoạt động điều tra để làm rõ căn cứ quyết định việc buộc tội đối với người phạm tội;

– Điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, các tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật;

– Quyết định việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn điều tra, truy tố;

– Quyết định việc truy tố, buộc tội bị cáo tại phiên tòa;

– Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp Viện kiểm sát nhân dân phát hiện oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội;

– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc buộc tội đối với người phạm tội theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Trân trọng!


Công ty Luật TNHH MTV Luật Sư Quảng Ninh.

Địa chỉ: số 575 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Địa chỉ chi nhánh: số 31 đường Lý Thường Kiệt, tổ 1, khu 3, phường Thanh Sơn, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 0961.926.188/0979.266.128  hoặc đặt lịch hẹn để được hỗ trợ trực tiếp.

Đánh giá post
Gọi Điện Thoại Zalo Facebook Gửi Email