1. LẬP DI CHÚC CHO CON VỚI NỘI DUNG KHÔNG ĐƯỢC BÁN ĐẤT, CHỈ ĐỂ THỜ CÚNG CÓ ĐƯỢC KHÔNG?

LẬP DI CHÚC CHO CON VỚI NỘI DUNG KHÔNG ĐƯỢC BÁN ĐẤT, CHỈ ĐỂ THỜ CÚNG CÓ ĐƯỢC KHÔNG?

LẬP DI CHÚC CHO CON VỚI NỘI DUNG KHÔNG ĐƯỢC BÁN ĐẤT, CHỈ ĐỂ THỜ CÚNG CÓ ĐƯỢC KHÔNG?

Luật sư cho tôi hỏi: Giờ cô ruột của tôi muốn để lại di chúc riêng cho con gái bao gồm đất và nhà có được không ạ? Ý nguyện của cô là muốn để lại nhà và đất cho con gái nơi để thờ cúng thôi có được không ạ? Luật sư tư vấn giúp em với.
Luật sư Quảng Ninh tư vấn cho bạn như sau:

Người lập di chúc muốn ràng buộc về việc sử dụng và bảo toàn di sản, không cho phép bán hoặc chuyển nhượng di sản là quyền sử dụng đất

Lập di chúc là quyền của mỗi cá nhân thể hiện ý chỉ về việc định đoạt tài sản của mình sau khi mất. Di chúc có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của người thừa kế và người thụ hưởng di sản. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người lập di chúc muốn ràng buộc về việc sử dụng và bảo toàn di sản, không cho phép bán hoặc chuyển nhượng di sản là quyền sử dụng đất. Luật Duy Hưng xin chia sẻ các vấn đề liên quan đến việc “Lập di chúc với nội dung không được bán đất có được không?” trong bài viết dưới đây:

Quy định pháp luật về hiệu lực di chúc

Di chúc là quyền của cá nhân, tuy nhiên luật pháp quy định một số giới hạn và ràng buộc về nội dung và hiệu lực của di chúc nhằm đảm bảo tính công bằng và bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan.

Căn cứ theo quy định tại Điều 624 Bộ luật dân sự năm 2015, di chúc được hiểu là sự thể hiện ý chí của cá nhân với mục đích để lại tài sản của mình cho người khác sau khi chết đi.

Di chúc phải có những nội dung cụ thể như sau:

  • Ngày, tháng, năm lập di chúc.
  • Thông tin của người lập di chúc bao gồm: họ và tên; nơi cư trú của người lập di chúc.
  • Thông tin của người được hưởng di sản, bao gồm họ và tên cá nhân, tổ chức, cơ quan được hưởng di sản.
  • Thông tin của di sản để lại cũng như nơi có di sản.

Di chúc về cơ bản được hiểu là một hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc, chính vì vậy, di chúc phải đáp ứng đủ các điều kiện để có hiệu lực của một giao dịch dân sự nói chung cũng như hiệu lực của di chúc nói riêng.

Điều kiện có hiệu lực của di chúc

Điều kiện một di chúc hợp pháp được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể như sau:

  • Người lập di chúc: đảm bảo phải trong tinh thần minh mẫn, sáng suốt khi lập di chúc.
  • Đảm bảo việc lập di chúc không bị lừa dối, đe dọa hay bị cưỡng ép.
  • Nội dung của di chúc: đảm bảo không vi phạm những điều cấm của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội.
  • Hình thức của di chúc: đảm bảo không trái với quy định của pháp luật.

LẬP DI CHÚC CHO CON VỚI NỘI DUNG KHÔNG ĐƯỢC BÁN ĐẤT, CHỈ ĐỂ THỜ CÚNG CÓ ĐƯỢC KHÔNG? (ảnh từ internet)

LẬP DI CHÚC CHO CON VỚI NỘI DUNG KHÔNG ĐƯỢC BÁN ĐẤT, CHỈ ĐỂ THỜ CÚNG CÓ ĐƯỢC KHÔNG? (ảnh từ internet)

Lập di chúc với nội dung không được bán đất có được không?

Nội dung của di chúc là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc về việc định đoạt tài sản của mình cho những người thừa kế. Người lập di chúc chỉ định người thừa kế, giao nghĩa vụ cho người thừa kế, phân định di sản thừa kế, đưa ra các điều kiện để chia di sản thừa kế.
Vậy nên việc cô của bạn muốn để lại di chúc cho riêng con gái để làm nơi thờ cúng cũng như chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, sử dụng hoàn toàn có thể được bạn nhé. Căn cứ vào khoản 4 Điều 626 Bộ luật dân sự 2015, người lập di chúc có quyền “giao nghĩa vụ cho người thừa kế”. Theo đó, nghĩa vụ của người thừa kế được giao trong trường hợp của cô con gái là không được bán lại/chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác

Di chúc có nội dung không được bán đất nhưng vẫn bán có được không?

Nếu trong di chúc có nội dung không được bán lại/chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng người nhận di sản vẫn muốn bán thì cần xem xét trong 02 trường hợp sau:

Di sản dùng vào việc thờ cúng

Việc cô của bạn muốn để lại di sản thừa kế dùng vào việc thờ cúng
Theo khoản 3 Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc có quyền “dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng”.
Đồng thời Khoản 1 Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng”.
Bởi vì di sản dùng vào việc thờ cúng không được chia thừa kế nên người quản lí di sản sẽ không có quyền định đoạt (tặng cho, chuyển nhượng,…) đối với di sản này, đảm bảo di sản được bảo toàn theo ý nguyện của người lập di chúc.
Như vậy, cô của bạn muốn để lại di sản lập di chúc nêu rõ di sản là nhà và đất chỉ được sử dụng vào việc thờ cúng thì người nhận di sản là con gái ruột sẽ không thể bán lại hoặc chuyển nhượng cho bất kỳ ai.

Nếu không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì căn nhà đó sẽ cho người khác quản lý để thờ cúng. Đây là một cơ chế để ràng buộc người thừa kế không được chuyển nhượng tài sản.

LẬP DI CHÚC CHO CON VỚI NỘI DUNG KHÔNG ĐƯỢC BÁN ĐẤT, CHỈ ĐỂ THỜ CÚNG CÓ ĐƯỢC KHÔNG? (ảnh từ internet)

LẬP DI CHÚC CHO CON VỚI NỘI DUNG KHÔNG ĐƯỢC BÁN ĐẤT, CHỈ ĐỂ THỜ CÚNG CÓ ĐƯỢC KHÔNG? (ảnh từ internet)

 Di sản không sử dụng vào việc thờ cúng

Nếu trong di chúc không nêu rõ di sản thừa kế chỉ sử dụng vào việc thờ cúng mà chỉ nêu di sản không được phép chuyển nhượng cho người khác thì đây chỉ là nguyện vọng của người để lại di chúc.

Căn cứ điểm a khoản 4, Khoản 6 Điều 95 Luật Đất đai 2013, trường hợp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày khai nhận di sản thừa kế là phải đăng ký biến động.

Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013: “3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”.

Theo đó, sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký biến động tại cơ quan có thẩm quyền thì người thừa kế trở thành người sử dụng đất hợp pháp. Và theo chúng tôi được biết hiện nay trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho người hưởng thừa kế không hề ghi nội dung thể hiện ý nguyện của người để lại di sản về việc hạn chế người được hưởng thừa kế “không được bán” mà chỉ ghi nguồn gốc sử dụng đất là “Được thừa kế”. Và như vậy người được hưởng thừa kế có thực hiện đúng ý nguyện của người để lại di sản hay không là quyền của họ.

Như vậy, dù di chúc có nội dung không được mua bán, chuyển nhượng cho bất kỳ ai thì người nhận di sản vẫn có thể chuyển nhượng được. Việc bán hay không bán khối tài sản lúc này do họ định đoạt.

Trên đây là quan điểm của chúng tôi về việc người có tài sản mong muốn lập di chúc với nội dung để lại di sản cho người thừa kế nhưng không cho người được hưởng thừa kế bán đất nhằm duy trì đất hương hỏa hỏa của gia đình dòng tộc.

Trân trọng!


Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Công ty luật Quảng Ninh chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng văn phòng Luật sư Quảng Ninh sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Công ty Luật TNHH MTV Luật Sư Quảng Ninh.

Địa chỉ: số 575 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Địa chỉ chi nhánh: số 31 đường Lý Thường Kiệt, tổ 1, khu 3, phường Thanh Sơn, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 0961.926.188/0979.266.128  hoặc đặt lịch hẹn để được hỗ trợ trực tiếp.

 

5/5 - (1 bình chọn)
Gọi Điện Thoại Zalo Facebook Gửi Email