1. Không đăng ký kết hôn có phải ly hôn tại Tòa án không?

Không đăng ký kết hôn có phải ly hôn tại Tòa án không?

Vậy không đăng ký kết hôn có phải ly hôn tại Tòa án không?

Dạ, luật sư cho em hỏi : em và người yêu em có sống chung với nhau như vợ chồng năm 2017 đến nay. Hiện tại, có xảy ra mâu thuẫn, muốn ly hôn thì có phải ra tòa không? Không có đăng ký kết hôn và không có con chung.

Luật sư Quảng Ninh tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ khoản 2 Điều 53 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thụ lý đơn yêu cầu ly hôn như sau:

Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

Như vậy, đối chiếu trường hợp mà bạn đề cập thì do hai bạn không đăng ký kết hôn nhưng muốn chấm dứt mối quan hệ này, khi bạn gửi đơn yêu cầu ly hôn thì Tòa án sẽ thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật, nên không có giải quyết ly hôn tại Tòa án, hơn nữa nếu hai bạn có tài sản thì giải quyết theo thỏa thuận, trường hợp không thỏa thuận được thì có quyền khởi kiện trong một vụ án dân sự khác.

Không đăng ký kết hôn có phải ly hôn tại Tòa án không?

Không đăng ký kết hôn có phải ly hôn tại Tòa án không? (Hình từ Internet)

Thủ tục ly hôn thuận tình được quy định thế nào?

Vợ chồng tôi không hòa hợp, hay cãi vã do Chồng tôi rất hay ghen và nghi ngờ tôi. Tôi đã nhiều lần giải thích nhưng mọi chuyện vẫn diễn biến theo chiều xấu đi. Đỉnh điểm là có lần chồng tôi trong cơn nóng giận đã đánh tôi. Nhận thấy đời sống hôn nhân không thể hàn gắn, 02 vợ chồng tôi cùng quyết định ly hôn. Vậy thủ tục ly hôn thuận tình thì 02 vợ chồng tôi phải chuẩn bị những giấy tờ gì. Mong Ban chuyên viên hỗ trợ. Xin cảm ơn!

Trả lời:

Căn cứ Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định thuận tình ly hôn như sau:

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn;

Nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Hồ sơ làm thủ tục ly hôn bao gồm:

– Hồ sơ yêu cầu thuận tình ly hôn

+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

+ Đơn xin xác nhận nơi cư trú của 2 vợ chồng;

+ CMND và hộ khẩu (bản sao y chứng thực);

+ Giấy khai sinh các con (bản sao);

+ Các giấy tờ khác chứng minh sở hữu tài sản(nếu có);

+ Biên bản cam đoan lựa chọn Tòa Án nhân dân nơi sinh sống của vợ hoặc chồng giải quyết (nếu vợ hoặc chồng sinh sống và làm việc ở hai nơi khác nhau);

Căn cứ theo khoản 4 Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định hòa giải và công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn như sau:

Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định tại Điều 212 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

+ Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn;

+ Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;

+ Sự thỏa thuận phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con.

Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay, các bên không có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.

Như vậy, điều kiện để yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn là vào thời điểm viết đơn, ký đơn, gửi đơn, vợ chồng cùng tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc:

– Đồng ý chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa hai bên;

– Quyền trực tiếp nuôi con, cấp dưỡng (hoặc tự nguyện không yêu cầu tòa giải quyết);

– Tài sản chung và nợ chung.

Nội dung thỏa thuận của vợ chồng cũng được xem xét sao cho bảo đảm được quyền lợi chính đáng của người vợ và người con khi ly hôn.

Trên đây là nội dung bạn yêu cầu.

Quan hệ tình dục sau ly hôn có vi phạm pháp luật không?

Xin hỏi, cuộc sống hôn nhân của vợ chồng tôi không hòa thuận nên đã ly hôn từ tháng 8/2019. Tuy nhiên, chồng tôi thường xuyên đến nhà mẹ để tìm tôi nói chuyện nhưng không được. Hôm đó tôi ở nhà một mình thì hắn ta lẻn vào, dùng dao đe dọa và quan hệ với tôi. Không biết tôi có thể khởi kiện được không? Nếu khởi kiện thì sẽ là tội gì? Xin cảm ơn sự tư vấn của ban chuyên môn.

Trả lời:

Theo khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định khái niệm ly hôn như sau:

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Theo khoản 1 Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội hiếp dâm như sau:

Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Theo đó, sự kiện ly hôn đã chấm dứt mối quan hệ vợ chồng giữa bạn và anh ta. Điều đó có nghĩa, bạn không phải là vợ của anh ta và anh ta cũng không phải là chồng của bạn.

Vì anh ta có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực nhằm ép bạn quan hệ tình dục. Bạn cần tố cáo với công an về hành vi đó để được giải quyết.

Trân trọng!


Công ty Luật TNHH MTV Luật Sư Quảng Ninh.

Địa chỉ: số 575 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Địa chỉ chi nhánh: số 31 đường Lý Thường Kiệt, tổ 1, khu 3, phường Thanh Sơn, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 0961.926.188/0979.266.128  hoặc đặt lịch hẹn để được hỗ trợ trực tiếp.

 

Đánh giá post
Gọi Điện Thoại Zalo Facebook Gửi Email