Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?
Mục Lục
Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?
Căn cứ Điều 84 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám bệnh, chữa bệnh:
Điều 84. Vi phạm quy định về sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Phạt tiền đối với hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có) đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
[…]
Đồng thời, căn cứ Điều 111 Nghị định 117/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền quyền xử phạt của cơ quan BHXH:
Điều 111. Thẩm quyền xử phạt của cơ quan bảo hiểm xã hội
1. Giám đốc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về đóng bảo hiểm y tế;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 75.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về đóng bảo hiểm y tế;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
[…]
Theo đó, Giám đốc BHXH cấp tỉnh có thẩm quyền phạt tiền lên đến 37.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về đóng bảo hiểm y tế, còn đối với hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế không thuộc thẩm quyền xử phạt của Giám đốc BHXH cấp tỉnh.
Người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế không đủ số người bắt buộc tham gia bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ khoản 2, khoản 5 Điều 80 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về đóng bảo hiểm y tế:
Điều 80. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm y tế
[…]
2. Phạt tiền đối với hành vi không đóng bảo hiểm y tế cho toàn bộ số người lao động bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, đóng bảo hiểm y tế không đủ số người bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, chậm đóng bảo hiểm y tế, trốn đóng bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, khi vi phạm dưới 10 người lao động;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm từ 10 đến dưới 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm từ 50 đến dưới 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm từ 100 đến dưới 500 người lao động;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, khi vi phạm từ 500 đến dưới 1.000 người lao động;
e) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, khi vi phạm từ 1.000 người lao động trở lên.
[…]
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị thiệt hại (nếu có) đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Buộc nộp số lợi bất hợp pháp có được vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
Theo đó, trường hợp người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế không đủ số người bắt buộc tham gia bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, tùy thuộc vào số lượng người lao động bị đóng thiếu. Đồng thời, người sử dụng lao động buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị thiệt hại (nếu có), nếu không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; buộc nộp số lợi bất hợp pháp có được vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế.
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Hành vi gây khó khăn, cản trở đến việc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế có bị phạt?
Căn cứ khoản 1 Điều 95 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm bảo hiểm y tế.
Điều 95. Vi phạm quy định khác về bảo hiểm y tế
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Gây khó khăn, cản trở đến việc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
[…]
Hành vi vi phạm có thể bị xử phạt:
- Cản trở hoặc gây khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh BHYT, chẳng hạn như từ chối nhận người bệnh có thẻ BHYT hợp lệ, yêu cầu thủ tục không cần thiết hoặc không hợp lý, hoặc làm khó khăn cho việc hưởng quyền lợi BHYT của người tham gia, có thể bị xử phạt.
- Hình thức xử phạt có thể là phạt tiền hoặc yêu cầu khắc phục hậu quả, chẳng hạn như buộc cơ sở y tế phải thực hiện đúng quyền lợi của người tham gia BHYT.
Mức độ xử phạt:
- Tùy vào mức độ vi phạm, hành vi gây cản trở hoặc khó khăn có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt từ vài triệu đồng đến mức cao hơn. Mức phạt có thể tăng lên nếu hành vi này lặp lại hoặc có tính chất nghiêm trọng hơn.
Tác động của hành vi gây cản trở:
- Dù hành vi không gây thiệt hại trực tiếp đến quyền lợi tài chính của người tham gia BHYT, việc gây khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế có thể làm giảm chất lượng chăm sóc sức khỏe và làm suy yếu niềm tin của người dân vào hệ thống BHYT.
Vì vậy, dù hành vi chưa làm thiệt hại trực tiếp đến quyền lợi BHYT của người tham gia, nhưng hành vi gây khó khăn, cản trở trong việc khám chữa bệnh bảo hiểm y tế vẫn có thể bị xử lý hành chính từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng theo quy định của pháp luật.
*Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Công ty luật Quảng Ninh chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng văn phòng Luật sư Quảng Ninh sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.
Công ty Luật TNHH MTV Luật Sư Quảng Ninh.
Địa chỉ: số 575 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Địa chỉ chi nhánh: số 31 đường Lý Thường Kiệt, tổ 1, khu 3, phường Thanh Sơn, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 0961.926.188/0979.266.128 hoặc đặt lịch hẹn để được hỗ trợ trực tiếp
Bài viết liên quan: