Di chúc không được công chứng có hiệu lực không? Thủ tục thừa kế theo di chúc cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Di chúc không được công chứng có hiệu lực không? Thủ tục thừa kế theo di chúc cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Câu hỏi từ chị Vân: mẹ tôi mất để lại di chúc (di chúc không công chứng mà có người làm chứng), giờ tôi muốn làm thủ tục thừa kế theo di chúc của mẹ thì phải làm thế nào và chuẩn bị những giấy tờ gì? Mong được luật sư hỗ trợ, tôi xin chân thành cảm ơn!

Luật sư Quảng Ninh tư vấn cho bạn như sau:

Như thế nào được coi là di chúc hợp pháp?

Theo Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chúc hợp pháp như sau:

“Điều 630. Di chúc hợp pháp

1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”

Như vậy, bạn cần đáp ứng các điều kiện nêu trên để di chúc bạn được hợp pháp.

Di chúc không được công chứng có hiệu lực không? Thủ tục thừa kế theo di chúc cần chuẩn bị những giấy tờ gì? (ảnh từ internet)

Di chúc không được công chứng có hiệu lực không? Thủ tục thừa kế theo di chúc cần chuẩn bị những giấy tờ gì? (ảnh từ internet)

Di chúc không được công chứng có hiệu lực không?

Căn cứ Điều 628 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hình thức di chúc bao gồm:

“Điều 628. Di chúc bằng văn bản

Di chúc bằng văn bản bao gồm:

1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.

2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.

3. Di chúc bằng văn bản có công chứng.

4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.”

Bên cạnh đó, theo Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hiệu lực của di chúc như sau:

“Điều 643. Hiệu lực của di chúc

1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.

2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:

a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.

3. Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.

4. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.

5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.”

Đối chiếu quy định trên, pháp luật không bắt buộc di chúc phải thực hiện công chứng. Mà việc công chứng chứng thực sẽ tùy vào ý chí của người lập di chúc.

Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc. Bên cạnh đó, di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.

Như vậy, trường hợp của bạn đã đáp ứng đủ điều kiện để di chúc hợp pháp thì di chúc không công chứng vẫn có giá trị hiệu lực.

Thủ tục thừa kế theo di chúc

Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu khai nhận di sản thừa kế theo di chúc

Người nào có quyền được hưởng di sản thừa kế theo di chúc sẽ lập hồ sơ khai nhận di sản thừa kế. Căn cứ theo quy định tại Điều 63, Điều 58, khoản 2, 3 Điều 57 Luật công chứng 2014, hồ sơ khai nhận thừa kế theo di chúc cần các giấy tờ sau:

– Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu;

– Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế hoặc giấy tờ xác nhận người để lại di sản đã chết của cơ quan có thẩm quyền;

– Di chúc hợp pháp;

– Các giấy tờ chứng minh về tài sản của người để lại di sản bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; sổ tiết kiệm, Giấy đăng ký xe; Giấy chứng nhận cổ phần,…;

– Chứng minh nhân dân, giấy khai sinh, hộ khẩu của người được hưởng di sản theo di chúc;

– Trường hợp có người tham gia giao dịch không trực tiếp đến ký hợp đồng thì phải có ủy quyền hợp pháp cho người được ủy quyền.

Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế

Người yêu cầu công chứng nộp đủ các giấy tờ nêu trên cho Công chứng viên. Căn cứ theo quy định tại mục 2 Chương V của Luật Công chứng 2014 thì việc khai nhận di sản thừa kế theo di chúc phải được tiến hành làm thủ tục khai nhận tại tổ chức hành nghề công chứng nơi có bất động sản để lại.

  • Nếu việc khai nhận di sản thừa kế có nội dung phức tạp hoặc liên quan tới khối tài sản lớn thì Công chứng viên thực hiện việc niêm yết thông báo thừa kế tại Ủy ban nhân dân phường, xã trong thời hạn 30 ngày.
  • Sau thời gian niêm yết, nếu không có khiếu nại, khiếu kiện nào thì Công chứng viên lập Văn bản Khai nhận di sản thừa kế hoặc Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

Những người khai nhận di sản thừa kế đọc văn bản, khi đồng ý với nội dung thì ký vào văn bản trước mặt Công chứng viên. Công chứng viên sẽ ký công chứng Văn bản. Người yêu cầu công chứng phải nộp lệ phí và đóng dấu của Phòng Công chứng.

Niêm yết văn bản khai nhận di sản thừa kế

Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật công chứng 2014 thì Công chứng viên cần phải niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế, cụ thể như sau:

1. Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.

Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định tại Khoản này và tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.

Trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.

2. Nội dung niêm yết phải nêu rõ họ, tên của người để lại di sản; họ, tên của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế; quan hệ của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế với người để lại di sản thừa kế; danh mục di sản thừa kế. Bản niêm yết phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản thừa kế; bỏ sót người thừa kế; di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó được gửi cho tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc niêm yết.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết và bảo quản việc niêm yết trong thời hạn niêm yết.

Người thừa kế thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với di sản thừa kế

Trong trường hợp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất thì người thừa kế phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai. Tuy nhiên, trước khi đăng ký biến động đất đai thì người thừa kế phải làm hồ sơ đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất sau khi có Văn bản khia nhận di sản thừa kế có công chứng, chứng thực. Cụ thể hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Các giấy tờ chứng minh về quyền thừa kế quyền sử dụng đất;
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng của người để lại di sản thừa kế là quyền sử dụng đất;
  • Giấy tờ chứng minh người lập di chúc để lại di sản thừa kế đã chết;
  • Tờ khai nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất và tờ khai nộp lệ phí trước bạ nhà đất;
  • Giấy tờ tùy thân của người đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ trên thì người thừa kế thực hiện thủ tục đăng ký tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Văn phòng đăng ký biến động đất đai thuộc Phòng Tài nguyền và môi trường của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản. Sau khi hoàn thành thủ tục thì người thừa kế sẽ được nhận Giấy chứng nhận đứng tên mình.

Trân trọng!


Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Công ty luật Quảng Ninh chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng văn phòng Luật sư Quảng Ninh sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Công ty Luật TNHH MTV Luật Sư Quảng Ninh.

Địa chỉ: số 575 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Địa chỉ chi nhánh: số 31 đường Lý Thường Kiệt, tổ 1, khu 3, phường Thanh Sơn, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 0961.926.188/0979.266.128  hoặc đặt lịch hẹn để được hỗ trợ trực tiếp.

Đánh giá post
Gọi Điện Thoại Zalo Facebook Gửi Email