Làm thế nào để sản phẩm của cá nhân, tổ chức sản xuất ra có sự khác biệt với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác và làm thế nào để người tiêu dùng, khách hàng có thể nhớ được thương hiệu sản phẩm của mình. Một trong các biện pháp hữu hiệu nhất chính là tạo ra một nhãn hiệu có khả năng phân biệt cho hàng hóa, dịch vụ của mình. Vậy làm cách nào để có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình, hồ sơ bao gồm những gì, lệ phí phải nộp hiện nay là bao nhiêu. Để giải đáp các câu hỏi trên Công ty Luật Quảng Ninh sẽ gửi đến quý bạn đọc bài viết dưới đây về trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo đúng quy định pháp luật.
I. Quy trình, thủ tục đăng ký nhãn hiệu theo quy định của pháp luật hiện hành
-
Mục Lục
Tra cứu, đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu
Trước khi thực hiện việc soạn thảo, nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quý khách hàng nên thực hiện việc tra cứu sơ bộ hoặc tra cứu chuyên sâu nhãn hiệu của mình nhằm đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu.
Cách 1: Tra cứu sơ bộ miễn phí
Sau khi khách hàng gửi đẩy đủ thông tin về nhãn hiệu của mình, trên Công ty Luật Quảng Ninh sẽ thực hiện tra cứu sơ bộ miễn phí ban đầu cho khách hàng để, nhằm mục đích đánh giá khả năng đăng ký đối với nhãn hiệu, kiểm tra về việc trùng, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nào trên thị trường hay không. Đồng thời, đưa ra các ý kiến tư vấn, giải pháp tối ưu cho khách hàng để tăng khả năng cấp văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu.
Cách 2: Thực hiện tra cứu chuyên sâu trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Việc tra cứu sơ bộ là tiền đề cho việc tra cứu chuyên sâu, việc tra cứu chuyên sâu nhãn hiệu trên hệ thống dữ liệu Việt Nam và quốc tế về nhãn hiệu sẽ tăng khả năng đánh giá ở mức cao nhất khả năng bảo hộ của nhãn hiệu. Đây không phải là thủ tục bắt buộc tuy nhiên nhằm mục đích đảnh giá chính xác khả năng bảo hộ và tiết kiệm về mặt thời gian khách hàng có thể lựa chọn các hình thức tra cứu trên đối với nhãn hiệu của mình.
Thời gian thực hiện: 01-02 ngày làm việc kể từ ngày Công ty Luật Quảng Ninh nhận được đầy đủ thông tin về nhãn hiệu của quý khách hàng.
Lưu ý: Việc tra cứu chuyên sâu cũng chỉ mang tính chất tham khảo và không được xem là căn cứ để xác định nhãn hiệu được cấp hay không được cấp văn bằng bảo hộ.
-
Cách thức nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Nhãn hiệu có thể là của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, vì vậy để đảm bảo việc nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu khách hàng cần lưu ý vấn đề sau:
– Đối với cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc tự mình nộp hồ sơ hoặc ủy quyền cho Công ty Luật Quảng Ninh nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.
– Đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài chỉ được phép nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua các công ty đại diện Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam theo danh sách đã đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ.
-
Trình tự nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Sau khi thực hiện tra cứu và đánh giá khả năng đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệu, Công ty Luật Quảng Ninh sẽ thay mặt khách hàng soạn thảo hồ sơ và tiến hành nộp tại Cục sở hữu trí tuệ theo quy trình dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nộp tại Cục sở hữu trí tuệ (số lượng 01)
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
– Giấy ủy quyền cho Công ty Luật Quảng Ninh đại diện nộp và xử lý hồ sơ, nhận kết quả
– 08 mẫu nhãn hiệu kích thước 8×8 cm
– Thư đồng ý cho phép đăng ký bảo hộ của tổ chức/cá nhân (Trong trường hợp nhãn hiệu khách hàng đăng ký là nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ).
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu
Giai đoạn 1: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu
Thời hạn thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
- Sau khi nộp đơn Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,….
- Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Doanh nghiệp tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ.
- Kết quả giai đoạn 1 của đơn đăng ký nhãn hiệu: Chấp nhận đơn hợp lệ
Thời hạn công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
Giai đoạn 2: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu
Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
- Cục sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.
- Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký.
Kết quả giai đoạn 2: Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và nộp lệ phí cấp bằng
Giai đoạn 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và bàn giao cho khách hàng
Kết quả giai đoạn 3: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Thời hạn cấp văn bằng: 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.
-
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu
Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn.
(Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì thời gian đăng ký nhãn hiệu thông thường sẽ kéo dài khoảng 12 – 18 tháng kể từ khi có chấp nhận đơn hợp lệ)
- Phí, lệ Nhà nước đối với đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Bảng lệ phí dưới đây áp dụng cho đăng ký bảo hộ cho một nhóm hàng hóa, dịch vụ gồm 06 sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ban hành theo Số: 263/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp:
- Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng/đơn;
- Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng;
- Phí tra cứu phục vụ thẩm định nhãn hiệu: 180.000 đồng;
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000 đồng;
- Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng;
- Lệ phí công bố nhãn hiệu: 120.000 đồng.
Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu gồm nhiều nhóm, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ
Phí thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu
- Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ: 550.000 đồng;
- Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ có trên 6 sản phẩm/dịch vụ đăng ký, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi: 120.000 đồng.
Phí tra cứu phục vụ thẩm định nhãn hiệu
- Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ: 180.000 đồng;
- Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ có trên 6 sản phẩm/dịch vụ đăng ký, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi 30.000 đồng.
Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000 đồng;
Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng;
Hiện nay, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh covid ngày 24/6/2021 Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư số 47/2021/TT-BTC về việc áp dụng thực hiện giảm 50% các loại lệ phí nộp đơn khi đăng ký nhãn hiệu, cụ thể: lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho 01 nhãn hiệu, 01 nhóm hàng hóa dịch vụ từ 150.000 đồng giảm còn 75.000 đồng. Lệ phí cấp văn bằng bảo hộ từ 120.000 đồng còn 60.000 đồng cho 01 nhãn hiệu, 01 nhóm hàng hóa dịch vụ.
Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật hiện hành về trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam. Bằng kinh nghiệm và khả năng của mình Công ty Luật Quảng Ninh mong muốn sẽ là đơn vị hợp tác, hỗ trợ tư vấn miễn phí cho quý khách hàng về việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đồng thời sẽ là đơn vị tiến hành các thủ tục nêu trên tại Cục sở hữu trí tuệ cho khách hàng một cách nhanh gọn với mức chi phí phù hợp nhất.
Công ty Luật TNHH Luật Sư Quảng Ninh.
Địa chỉ: số 575 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 0961.926.188 hoặc Đặt lịch hẹn để được hỗ trợ trực tiếp.
Bài viết liên quan: