Chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn phải đáp ứng những điều kiện gì năm 2025?

Chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn phải đáp ứng những điều kiện gì năm 2025?

Chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn phải đáp ứng những điều kiện gì năm 2025? Hồ sơ đề nghị cấp chứng nhận chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn bao gồm những gì?

Chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn phải đáp ứng những điều kiện gì năm 2025?

Căn cứ Khoản 2 Điều 22 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định về điều kiện đáp ứng chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn, cụ thể như sau:

Điều 22. Chữ ký điện tử

[…]

2. Chữ ký điện tử chuyên dùng phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây:

a) Xác nhận chủ thể ký và khẳng định sự chấp thuận của chủ thể ký đối với thông điệp dữ liệu;

b) Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chuyên dùng chỉ gắn duy nhất với nội dung của thông điệp dữ liệu được chấp thuận;

c) Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chuyên dùng chỉ thuộc sự kiểm soát của chủ thể ký tại thời điểm ký;

d) Hiệu lực của chữ ký điện tử chuyên dùng có thể được kiểm tra theo điều kiện do các bên tham gia thỏa thuận.

Như vậy, chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây:

– Xác nhận chủ thể ký và khẳng định sự chấp thuận của chủ thể ký đối với thông điệp dữ liệu;

– Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chuyên dùng chỉ gắn duy nhất với nội dung của thông điệp dữ liệu được chấp thuận;

– Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chuyên dùng chỉ thuộc sự kiểm soát của chủ thể ký tại thời điểm ký;

– Hiệu lực của chữ ký điện tử chuyên dùng có thể được kiểm tra theo điều kiện do các bên tham gia thỏa thuận.

Chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn phải đáp ứng những điều kiện gì năm 2025?

Chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn phải đáp ứng những điều kiện gì năm 2025? (Hình từ Internet)

Hồ sơ đề nghị cấp chứng nhận chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn bao gồm những gì?

Căn cứ Khoản 1 Điều 10 Nghị định 23/2025/NĐ-CP quy định về hồ sơ cấp chứng nhận chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn, cụ thể bao gồm:

(1) Đơn đề nghị cấp chứng nhận chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 23/2025/NĐ-CP;

(2) Bản sao hợp lệ, bao gồm bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao đối chiếu với bản chính của một trong các giấy tờ sau: giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài, quyết định thành lập hoặc văn bản quy định về cơ cấu, tổ chức hoặc giấy chứng nhận, giấy phép tương đương hợp lệ khác theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về doanh nghiệp;

(3) Điều lệ hoạt động, văn bản quy định về cơ cấu, tổ chức; về hình thức liên kết, hoạt động chung để chứng minh việc sử dụng chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 23/2025/NĐ-CP;

(4) Văn bản chứng minh việc tạo lập chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn đáp ứng đủ các yêu cầu tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 23/2025/NĐ-CP theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 23/2025/NĐ-CP;

(5) Quy chế chứng thực theo quy định tại Điều 29 Nghị định 23/2025/NĐ-CP.

Quy trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ cấp chứng nhận chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 23/2025/NĐ-CP thì quy trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ cấp chứng nhận chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn được quy định cụ thể như sau:

(1) Cơ quan, tổ chức chuẩn bị 01 bộ hồ sơ tương ứng với đề nghị cấp tại Điều 10 của Nghị định 23/2025/NĐ-CP.

(2) Hồ sơ đề nghị được nộp trực tiếp tại Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến (Cổng Dịch vụ công quốc gia, https://dichvucong.gov.vn hoặc Cổng dịch vụ công của Bộ Thông tin và Truyền thông, https://dichvucong.mic.gov.vn).

(3) Việc kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ được thực hiện dựa trên các tiêu chí sau:

– Hồ sơ được lập theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 23/2025/NĐ-CP;

– Hồ sơ phải được làm bằng tiếng Việt. Hồ sơ phải có đủ dấu xác nhận của cơ quan, tổ chức, dấu chứng thực bản sao; các tài liệu bản in do cơ quan, tổ chức lập có từ 02 tờ văn bản trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

(4) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ cấp chứng nhận chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn, Bộ Thông tin và Truyền thông kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 23/2025/NĐ-CP.

– Trường hợp chưa hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông gửi thông báo và nêu rõ lý do;

– Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị phối hợp thẩm tra hồ sơ với Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ và cơ quan, tổ chức có liên quan. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị phối hợp thẩm tra hồ sơ, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ và cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm trả lời bằng văn bản;

– Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ ý kiến phối hợp thẩm tra quy định tại điểm b khoản 4 Điều 11 Nghị định 23/2025/NĐ-CP, Bộ Thông tin và Truyền thông thẩm tra, đánh giá thực tế hệ thống thông tin tạo lập và cấp chứng nhận chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn cho cơ quan, tổ chức. Mẫu chứng nhận chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn quy định theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 23/2025/NĐ-CP.

Trường hợp từ chối, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản thông báo và nêu rõ lý do. Chứng nhận chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn của cơ quan, tổ chức có thời hạn tối đa là 10 năm.

(5) Trường hợp cơ quan, tổ chức lựa chọn thực hiện thủ tục cấp, cấp lại chứng nhận chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn trên môi trường điện tử, việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ thực hiện theo quy định của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng và pháp luật về giao dịch điện tử, trừ trường hợp đánh giá thực tế quy định tại điểm c khoản 4 Điều 11 Nghị định 23/2025/NĐ-CP.

Lưu ý: Trường hợp chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn không đáp ứng một trong các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Giao dịch điện tử 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông thu hồi chứng nhận chứng nhận chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn và công bố trên trang thông tin điện tử (https://rootca.gov.vn/) về việc chữ ký điện tử chuyên dùng không bảo đảm an toàn.


Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Công ty luật Quảng Ninh chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng văn phòng Luật sư Quảng Ninh sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Công ty Luật TNHH MTV Luật Sư Quảng Ninh.

Địa chỉ: số 575 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Địa chỉ chi nhánh: số 31 đường Lý Thường Kiệt, tổ 1, khu 3, phường Thanh Sơn, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 0961.926.188/0979.266.128  hoặc đặt lịch hẹn để được hỗ trợ trực tiếp

Đánh giá post
Gọi Điện Thoại Zalo Facebook Gửi Email