Chỉnh sửa biên lai chuyển tiền ủng hộ để đăng lên mạng xã hội nhằm “phông bạt” có bị xử phạt đến 30 triệu

Chỉnh sửa biên lai chuyển tiền ủng hộ để đăng lên mạng xã hội nhằm “phông bạt” có bị xử phạt không? Nếu có thì mức độ xử lý như thế nào?

Sau khi UBTƯ MTTQ Việt Nam công khai sao kê số tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ, dư luận xôn xao và bức xúc khi phát hiện một số cá nhân sử dụng chiêu trò chỉnh sửa biên lai chuyển tiền ủng hộ để đăng lên mạng xã hội nhằm “làm màu”. Việc gian dối, sửa con số đó có bị xử phạt không, nếu có thì mức độ xử lý như thế nào?

Chỉnh sửa biên lai chuyển tiền ủng hộ để đăng lên mạng xã hội nhằm “phông bạt” có bị xử phạt không? Nếu có thì mức độ xử lý như thế nào?

Chỉnh sửa biên lai chuyển tiền ủng hộ để đăng lên mạng xã hội nhằm “phông bạt” có bị xử phạt không? (Ảnh từ internet)

Chỉnh sửa biên lai chuyển tiền ủng hộ để đăng lên mạng xã hội nhằm “phông bạt” có bị xử phạt không?

Số tiền mỗi cá nhân ủng hộ với đồng bào vùng lũ giúp họ vượt qua khó khăn, dù ít hay nhiều đều là tấm lòng, sự sẻ chia, yêu thương rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, nếu sửa biên lai chuyển tiền, photoshop biên lai để tăng số tiền từ thiện đăng lên mạng xã hội để “làm màu”, “câu like”, đánh bóng tên tuổi bản thân thì không chỉ là hành vi vi phạm đạo đức xã hội mà còn là hành vi vi phạm pháp luật. Đó là hành vi có dấu hiệu của tội làm giả tài liệu và đưa tin sai sự thật. Tùy thuộc vào tính chất mức độ của hành vi vi phạm, tuỳ thuộc vào hậu quả xảy ra mà người sửa biên lai chuyển tiền sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối với trường hợp hành vi làm giả biên lai chuyển tiền rồi đăng lên mạng xã hội mà chưa gây hậu quả xấu, chưa ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội thì người đưa thông tin sai sự thật về việc chuyển tiền từ thiện này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 101, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP với mức phạt từ 10 – 20 triệu đồng với tổ chức và phạt từ 5 – 10 triệu đồng với cá nhân.

Chỉnh sửa biên lai chuyển tiền ủng hộ để đăng lên mạng xã hội nhằm “phông bạt” có bị xử lý như thế nào?

Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;

d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;

đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;

e) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;

g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;

h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

Nếu kết quả xác minh của cơ quan chức năng cho thấy hành vi sửa biên lai chuyển tiền từ thiện đăng lên mạng xã hội gây khó khăn cho đơn vị tiếp nhận, ảnh hưởng đến hoạt động thống kê, phân phát tiền từ thiện, gây ra dư luận xấu thì người thực hiện hành vi làm biên lai giả, đưa tin sai sự thật lên không gian mạng sẽ bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Trân trọng!


Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Công ty luật Quảng Ninh chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng văn phòng Luật sư Quảng Ninh sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Công ty Luật TNHH MTV Luật Sư Quảng Ninh.

Địa chỉ: số 575 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Địa chỉ chi nhánh: số 31 đường Lý Thường Kiệt, tổ 1, khu 3, phường Thanh Sơn, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 0961.926.188/0979.266.128  hoặc đặt lịch hẹn để được hỗ trợ trực tiếp.

Đánh giá post
Gọi Điện Thoại Zalo Facebook Gửi Email