- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân. Vốn điều lệ trong công ty cổ phần theo quy định của pháp luật bằng tổng giá trị mệnh giá cổ phần của công ty bán ra và đã được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần. Cổ đông trong công ty cổ phần có thể là cá nhân hoặc pháp nhân, sở hữu ít nhất là một cổ phần trong công ty. Số lượng cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần tối thiểu là 3 người trở lên, và không tối đa số lượng cổ đông. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi vốn góp của mình.
- Theo quy định của pháp luật hiện hành, công ty cổ phần bắt buộc phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần cổ đông được gọi là cổ đông phổ thông. Ngoài ra, công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi cho cổ đông ưu đãi. Các cổ đông có quyền hạn và nghĩa vụ theo luật định.
- Cổ đông góp vốn để thành lập công ty cổ phần thì được gọi là cổ đông sáng lập. Công ty cổ phần khi thành lập phải có tối thiểu 3 người là cổ đông sáng lập. Cổ đông sáng lập phải sở hữu ít nhất một cổ phần trong công ty cổ phần, có tên trong danh sách các cổ đông sáng lập của công ty.
- Trong trường hợp công ty cổ phần được chuyển đổi từ loại hình công ty TNHH, doanh nghiệp nhà nước, hoắc các trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập công ty không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập.
- Cổ đông sáng lập sẽ có quyền và nghĩa vụ khi tiến hành góp vốn thành lập công ty cổ phần và được hưởng cổ phần ưu đãi.
a) Quyền của cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần
- Quyền riêng biệt của cổ đông sáng lập có là được sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết. Cổ phần ưu đãi biểu quyết có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Tùy theo quy định trong Điều lệ công ty mà một cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ bằng bao nhiêu phiếu phổ thông . Cổ phần ưu đãi biểu quyết có hiệu lực trong vòng 3 năm, kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hết thời hạn 03 năm, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập sẽ chuyển thành cổ phần phổ thông. Sau khi chuyển thành cổ phần phổ thông thì cổ đông sáng lập sẽ có các quyền giống cổ phần phổ thông.
b) Quyền của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần
- Cổ đông phổ thông có các quyền sau:
- Được nhận cổ tức: Cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần sẽ được nhận cổ tức khi công ty kinh doanh thuận lợi và sinh lời. Mức cổ tức trong mỗi công ty sẽ khác nhau, mức đổ tức này sẽ do Đại hội đồng cổ đông quy định.
- Chuyển nhượng cổ phần: Cổ đông phổ thông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần. Cổ đông phổ thông có thể chuyển nhượng cổ phần của mình cho bất kỳ ai và bất kỳ thời điểm nào. Trừ trường hợp Điều lệ công ty cổ phần đó có các quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần.
- Quyền tiếp cận thông tin: Cổ đông phổ thông có quyền yêu cầu, xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông, cổ đông còn có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác. Ngoài ra, còn có quyền sao chụp Điều lệ công ty, các biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết do Đại hội đồng cổ đông ban hành.
- Quyền tham dự, biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông của công ty: Các cổ đông có quyền tham dự cuộc họp Đại hội đồng phổ thông. Họ có quyền phát biểu các ý kiến liên quan đến các vấn đề trong cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông và quyền biểu quyết tại các cuộc họp đó.
- Ngoài ra, cổ đông phổ thông được quyền ưu tiên khi mua cổ phần mới do công ty cổ phần đó chào bán, số cổ phần mà cổ đông phổ thông được mua tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông hiện có trong công ty. Khi công ty bị giải thể hoặc bị phá sản, các cổ đồng sẽ được nhận một phần tài sản còn lại, sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ hoặc các vấn đề liên quan, tài sản nhận được tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty này.
c) Quyền của cổ đông ưu đãi trong công ty cổ phần
- Cổ đồng sở hữu cổ phần ưu đãi sẽ được hưởng các ưu đãi nhiều hơn các cổ đông không sở hữu cổ phần ưu đãi trong công ty cổ phần.
- Cổ phần ưu đãi biểu quyết: Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi là các cổ đông sáng lập. Đồng nghĩa, các cổ đông sáng lập sẽ có số phiếu biểu quyết nhiều hơn các cổ đông còn lại. Tùy điều lệ của theo từng công ty mà quy định một phiếu biểu quyết bằng bao nhiêu phiếu biểu quyết. Số phiếu biểu quyết này được sử dụng để biểu quyết các vấn đề tại cuộc họp của Đại hội đồng thành viên.
- Cổ phần ưu đãi cổ tức: Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức trong công ty cổ phần sẽ được hưởng cổ tức cao hơn so với các cổ đông không sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức.
- Cổ phần ưu đãi hoàn lại: Cổ đông sở hữu được cổ phần ưu đãi hoàn lại sẽ vốn góp theo yêu cầu hoặc sẽ góp vốn theo các điều kiện được công ty ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.
a) Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần
- Thanh toán đầy đủ số cổ phần cam kết mua: Các cổ đông phổ thông bắt buộc phải thanh toán đầy đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công ty cổ phần đó được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp khác mà Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần của cổ đông quy định một thời hạn khác ngắn hơn quy định của pháp luật.
- Cổ đông phổ thông không được rút vốn: Cổ đông không được quyền rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông dưới mọi hình thức. Trừ trường hợp cổ phần đó được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trong trường hợp cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp ra khỏi công ty trái với quy định, thì cổ đông đó và người có lợi ích liên quan sẽ phải cùng liên đới chịu trách nhiệm nếu có thiệt hại xảy ra trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút đó.
- Ngoài ra, còn có các nghĩa vụ khác do điều lệ công ty quy định.
b) Nghĩa vụ của cổ đông ưu đãi trong công ty cổ phần
- Cổ đông sáng lập sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được quyền chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết này cho người khác. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức và cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại sẽ không có quyền biểu quyết và không được tham gia vào cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông. Ngoài ra 2 cổ đồng này không được đề cử người vào vị trí Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát công ty. Ngoài ra, nghĩa vụ của cổ đông ưu đãi sẽ giống các nghĩa vụ của các cổ đông phổ thông.
——————————————————————————————————————————————————————
Địa chỉ: số 575 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 0961.926.188/0979.266.128 hoặc Đặt lịch hẹn để được hỗ trợ trực tiếp.
Bài viết liên quan: