Các hành vi không được thực hiện trong kiểm định xe cơ giới

1. Kiểm định xe cơ giới là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT, kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới (gọi tắt là kiểm định) là việc kiểm tra, đánh giá lần đầu và định kỳ tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định.

8 hành vi bị nghiêm cấm trong kiểm định xe cơ giới

2. Các hành vi không được thực hiện trong kiểm định xe cơ giới

Các hành vi không được thực hiện trong kiểm định xe cơ giới theo quy định tại Điều 4 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT bao gồm:

– Kiểm định không đủ nội dung, không đúng quy trình, quy định, kiểm định ngoài dây chuyền, ngoài đơn vị sai quy định; làm sai lệch kết quả kiểm định.

– Kiểm định khi thiết bị kiểm tra bị hư hỏng; kiểm định khi thiết bị kiểm tra chưa được kiểm tra, đánh giá, hiệu chuẩn.

– Kiểm định khi không đảm bảo việc nối mạng để truyền dữ liệu, kết quả kiểm định; kiểm định khi hệ thống camera giám sát và lưu trữ hình ảnh dạng video không đảm bảo quy định.

– Bố trí người thực hiện công việc kiểm định trên dây chuyền kiểm định không đủ, không đúng với quy định.

– Yêu cầu chủ xe đưa xe đi sửa chữa, bảo dưỡng tại các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng chỉ định.

– Thu tiền kiểm định, phí và lệ phí sai quy định; có hành vi tiêu cực, sách nhiễu.

– Kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định cho xe cơ giới hết niên hạn sử dụng.

– Lập Hồ sơ phương tiện, kiểm định, sử dụng ấn chỉ kiểm định, in Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định và báo cáo kết quả kiểm định không đúng quy định.

3. Trách nhiệm của Đơn vị đăng kiểm xe cơ giới

Điều 16 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT quy định về trách nhiệm của Đơn vị đăng kiểm xe cơ giới như sau:

– Thực hiện việc kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định cho xe cơ giới theo quy định.

Lãnh đạo đơn vị đăng kiểm, phụ trách dây chuyền, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ thực hiện kiểm định phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định.

– Công khai trình tự, thủ tục, nội dung, quy trình, tiêu chuẩn, quy định, phí, lệ phí và thời gian làm việc.

– Thực hiện chế độ lưu trữ, báo cáo theo quy định.

– Bảo mật tài khoản đăng nhập vào Cổng thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam và cập nhật dữ liệu cảnh báo từ mạng dữ liệu Cục Đăng kiểm Việt Nam theo quy định.

– Truyền dữ liệu kết quả kiểm định, dữ liệu thu phí sử dụng đường bộ về Cơ sở dữ liệu của Chương trình Quản lý kiểm định tại Cục Đăng kiểm Việt Nam tối thiểu mỗi ngày hai lần dưới dạng file nén được giữ nguyên tên file kết xuất từ Chương trình Quản lý kiểm định vào thư mục của đơn vị tại máy chủ của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

– Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm định của cơ quan chức năng.

Báo cáo Cục Đăng kiểm Việt Nam, Sở Giao thông vận tải việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra.

– Quản lý, cấp phát các loại ấn chỉ, chứng chỉ kiểm định đúng quy định; hủy ấn chỉ hỏng theo hướng dẫn của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

– Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa để duy trì độ chính xác, tình trạng hoạt động của thiết bị, dụng cụ kiểm định theo quy định, ghi chép đầy đủ vào Sổ quản lý thiết bị theo mẫu quy định tại Phụ lục XIX Thông tư 16/2021/TT-BGTVT.

Báo cáo Cục Đăng kiểm Việt Nam và Sở Giao thông vận tải địa phương khi thiết bị, dây chuyền kiểm định ngừng hoạt động.

– Sử dụng phần mềm quản lý kiểm định, phần mềm điều khiển thiết bị theo đúng phiên bản do Cục Đăng kiểm Việt Nam công bố.

– Quản lý, giám sát hoạt động kiểm định tại đơn vị.

– Thực hiện việc tiếp nhận đăng ký kiểm định (qua điện thoại, trang thông tin điện tử) cho xe cơ giới khi chủ xe có nhu cầu.

– Xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn hàng năm và dài hạn cho đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ trong đơn vị để đảm bảo và nâng cao trình độ kiểm định xe cơ giới.

– Cung cấp chính xác các thông tin liên quan đến phương tiện trong quá trình thực hiện kiểm định cho các đơn vị đăng kiểm khác khi có yêu cầu.

– Chịu trách nhiệm về việc gửi và cập nhật các Giấy tờ liên quan đến thay đổi thông tin hành chính, thông số kỹ thuật của xe cơ giới theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 8 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT.

– Thường xuyên giáo dục đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ, đăng kiểm viên và nhân viên, chống tiêu cực trong hoạt động kiểm định của đơn vị; nhắc nhở chủ xe không để tiền, đồ vật có giá trị trên xe khi vào kiểm định.

– Kiểm kê, xác nhận vào Phiếu cấp phát ấn chỉ và gửi về Cục Đăng kiểm Việt Nam trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ấn chỉ kiểm định từ Cục Đăng kiểm Việt Nam.

– Thực hiện xác minh sự phù hợp trên cơ sở dữ liệu về đăng ký xe hoặc cơ quan đăng ký xe đối với xe cơ giới thanh lý.


Công ty Luật TNHH MTV Luật Sư Quảng Ninh.

Địa chỉ: số 575 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 0961.926.188/0979.266.128  hoặc Đặt lịch hẹn để được hỗ trợ trực tiếp.

5/5 - (10 bình chọn)
Gọi Điện Thoại Zalo Facebook Gửi Email