Mục Lục
Cá nhân sử dụng thông tin bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin bị phạt bao nhiêu tiền?
Hành vi nào được xem là sử dụng bí mật kinh doanh?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định sử dụng bí mật kinh doanh là việc thực hiện các hành vi như sau:
– Áp dụng bí mật kinh doanh để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại hàng hoá;
– Bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do áp dụng bí mật kinh doanh.
Cá nhân sử dụng thông tin bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Cá nhân sử dụng thông tin bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu có được coi là xâm phạm quyền bí mật kinh doanh?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh như sau:
Điều 127. Hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh
1. Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
b) Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;
c) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;
d) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;
đ) Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này;
e) Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 của Luật này.
2. Người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm chủ sở hữu bí mật kinh doanh, người được chuyển giao hợp pháp quyền sử dụng bí mật kinh doanh, người quản lý bí mật kinh doanh.
Theo quy định trên, bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh.
Như vậy, cá nhân sử dụng thông tin bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu được coi là xâm phạm quyền bí mật kinh doanh.
Cá nhân sử dụng thông tin bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh phạt vi phạm hành chính như sau:
Điều 16. Hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh
1. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
b) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Như vậy, theo quy định nêu trên, hành vi sử dụng thông tin bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh và tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Lưu ý: Mức phạt tiền quy định trên đây là mức phạt áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức. Đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức (căn cứ tại khoản 7 Điều 4 Nghị định 75/2019/NĐ-CP).
Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện chung nào?
Căn cứ theo Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ như sau:
– Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;
– Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;
– Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
Công ty Luật TNHH MTV Luật Sư Quảng Ninh.
Địa chỉ: số 575 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Địa chỉ chi nhánh: số 31 đường Lý Thường Kiệt, tổ 1, khu 3, phường Thanh Sơn, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 0961.926.188/0979.266.128 hoặc đặt lịch hẹn để được hỗ trợ trực tiếp.
Bài viết liên quan: