Trường hợp nào thì được đơn phương ly hôn?

Trường hợp nào thì được đơn phương ly hôn?

Xin luật sư cho tôi hỏi: Tôi và chồng kết hôn vào tháng 7 năm 2011. Đến tháng 2 năm 2012 tôi sinh 1 cháu gái. Trong thời gian sống chung đến nay chúng tôi đã nhiều lần xảy ra mâu thuẫn. Chồng tôi nhiều lần đánh tôi và xúc phạm tôi. Trong 6 tháng từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2018, chồng tôi thường xuyên mắng chửi, xúc phạm danh dự của tôi. Thậm chí, anh ấy đã 3 lần đánh tôi (dùng cả tay lẫn chân để đánh). Tôi rất mệt mỏi vì bị chồng chửi thường xuyên. Tôi cũng rất sợ chồng (sợ anh ấy đánh). Tôi xin hỏi luật sư với tình trạng trên tôi có được ly hôn đơn phương không?

Những trường hợp không được đơn phương ly hôn

Trường hợp nào thì được đơn phương ly hôn? (Ảnh từ internet)

Điều kiện ly hôn đơn phương?

Ly hôn đơn phương là việc xuất phát từ ý chí của một bên vợ hoặc chồng muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân với người còn lại. Tuy nhiên, Tòa án chỉ giải quyết việc đơn phương ly hôn nếu đáp ứng một trong các điều kiện được quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình, cụ thể:

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa 

vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Như vây, vợ hoặc chồng chỉ có quyền ly hôn đơn phương nếu bên còn lại có hành vi bạo lực gia đình, vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, có hành vi gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người kia. Ngoài ra, Tòa án cũng giải quyết ly hôn đơn phương nếu vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu.

Vậy, các trường hợp được đơn phương ly hôn, bao gồm:

– Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

– Một bên Vợ/chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích.

– Một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi, và bên còn lại có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Ngoài ra, Điều 4 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình, giải thích về các trường hợp được quy định tại Điều 56:

Điều 4. Ly hôn theo yêu cầu của một bên quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Hôn nhân và gia đình

1. “Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình” là vợ, chồng có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

2. “Vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng” là vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng dẫn đến xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người kia.

Ví dụ: Vợ, chồng phá tán tài sản gia đình.

3. “Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được” là thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Không có tình nghĩa vợ chồng, ví dụ: vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau; vợ, chồng sống ly thân, bỏ mặc vợ hoặc chồng;

b) Vợ, chồng có quan hệ ngoại tình;

c) Vợ, chồng xúc phạm nhau, làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, tổn thất về tinh thần hoặc gây thương tích, tổn hại đến sức khỏe của nhau;

d) Không bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển.

Trường hợp nào thì không được ly hôn đơn phương?

Tuy nhiên thì không phải trường hợp nào thì tòa án cũng sẽ giải quyết cho ly hôn.

Căn cứ theo khoản 3 điều 51 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn thì có quy định vợ chồng có quyền yêu cầu tòa án ly hôn tuy nhiên người chồng sẽ không có quyền ly hôn trong trường hợp mà người vợ đang mang thai hoặc sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Trong trường hợp này thì pháp luật đang hạn chế quyền ly hôn của người chồng. Tuy nhiên đây là một điều khoản nhằm bảo vệ người vợ trong thời kì thai sản, để hạn chế tối đa nhất những khó khăn của người vợ khi đang mang thai. Đây là một điểm thể hiện sự nhân văn của pháp luật Việt Nam.

Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Trong trường hợp của bạn

Căn cứ Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được….”

Căn cứ vào Điều 4 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình:

Điều 4. Ly hôn theo yêu cầu của một bên quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Hôn nhân và gia đình

1. “Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình” là vợ, chồng có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

Trong trường hợp cụ thể của bạn, chồng bạn thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình đối với bạn và có hành vi chửi bới, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn; không yêu thương, quý trọng bạn, không quan tâm đến đời sống của vợ chồng thể hiện ở việc ly thân kéo dài thì có căn cứ để giải quyết ly hôn.

Theo quy định trên thì trong trường hợp bạn muốn đơn phương ly hôn với chồng bạn thì bạn phải đưa ra được cơ sở chứng minh rằng chồng bạn đã vi phạm nghĩa vụ của vợ chồng (ví dụ có hình ảnh, video ghi nhận chồng bạn có hành vi chửi bới, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn) khi hai người chung sống với nhau gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tinh thần của bạn…

Trân trọng!


Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Công ty luật Quảng Ninh chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng văn phòng Luật sư Quảng Ninh sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Công ty Luật TNHH MTV Luật Sư Quảng Ninh.

Địa chỉ: số 575 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Địa chỉ chi nhánh: số 31 đường Lý Thường Kiệt, tổ 1, khu 3, phường Thanh Sơn, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 0961.926.188/0979.266.128  hoặc đặt lịch hẹn để được hỗ trợ trực tiếp.

Đánh giá post
Gọi Điện Thoại Zalo Facebook Gửi Email