Không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ cách xử lý như thế nào?

Không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ cách xử lý như thế nào?

Không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ cách xử lý như thế nào? Người gọi điện đe dọa đòi nợ dù không vay tiền nhanh bị phạt bao nhiêu tiền?

Không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ cách xử lý như thế nào?

Căn cứ theo Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Theo đó, bên vay tiền mới phải trả đủ tiền khi đến hạn, trường hợp không vay tiền thì không phải trả tiền.

Người không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ có thể xử lý như sau:

– Trước hết cần phải bình tĩnh xử lý, giải thích ngắn gọn về việc không quen biết người vay hoặc không có trách nhiệm với khoản nợ mà các đối tượng đề cập.

Đồng thời, hỏi rõ thông tin đơn vị đòi nợ, nhắc nợ và yêu cầu cung cấp các chứng từ, hợp đồng, thông tin về việc vay nợ của mình, nên ghi âm cuộc gọi, lưu tin nhắn để làm bằng chứng.

– Tuyệt đối không cung cấp các thông tin của bản thân cho các đối tượng gọi điện đòi nợ như: Thông tin về giấy tờ tuỳ thân, quan hệ gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, nơi làm việc, sinh sống…

Cách 1: Sử dụng tính năng có sẵn trên điện thoại để chặn các cuộc gọi, tin nhắn làm phiền của các đối tượng đòi nợ.Trong trường hợp đối tượng thay đổi liên tục số khác để điện làm phiền, có thể sử dụng chức năng chặn số không lưu trong danh bạ điện thoại để tránh làm phiền.

Đối với các trang Facebook cá nhân của người không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ có thể khóa các bình luận của người lạ.

Cách 2. Nhờ sự trợ giúp của cơ quan chức năng

Nếu tình trạng bị làm phiền kéo dài, thậm chí đến mức bị “khủng bố” điện thoại, người dân có thể trình báo đến cơ quan Công an nơi gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.

Hoặc nếu phát hiện thấy có dấu hiệu bị lừa đảo, có thể trực tiếp tố giác hoặc gửi đơn tố cao tới cơ quan Công an để trình báo.

Người dân có thể trực tiếp tố giác hoặc gửi đơn tố cáo tới cơ quan Công an. Khi tố cáo, cần chuẩn bị:

– Đơn trình báo công an;

– CMND/CCCD của người trình báo;

– Chứng cứ kèm theo như bản ghi âm cuộc gọi, tin nhắn, hình ảnh chứng minh bị đe dọa…

Không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ cách xử lý như thế nào?

Không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ cách xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)

Người gọi điện đe dọa đòi nợ dù không vay tiền bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ điểm g khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 102. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;

Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 4. Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức

3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Theo đó, người gọi điện đe dọa đòi nợ dù không vay tiền có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Người gọi điện đe dọa, uy hiếp tinh thần đòi nợ dù người đó không vay tiền bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Căn cứ Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản

1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo đó, người có hành vi nhắn tin, gọi điện chửi rủa, đe dọa, khủng bố tinh thần nhằm mục đích đòi tiền của người không vay tiền có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản.

Tùy vào mức độ hành vi mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt thấp nhất là phạt tù từ 01 năm đến 05 năm và mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.


Công ty Luật TNHH MTV Luật Sư Quảng Ninh.

Địa chỉ: số 575 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Địa chỉ chi nhánh: số 31 đường Lý Thường Kiệt, tổ 1, khu 3, phường Thanh Sơn, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 0961.926.188/0979.266.128  hoặc đặt lịch hẹn để được hỗ trợ trực tiếp.

Đánh giá post
Gọi Điện Thoại Zalo Facebook Gửi Email