Mục Lục
Khi cha mẹ chết không để lại di chúc thì chia thừa kế như thế nào? Hãy cùng Luật Sư Quảng Ninh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Vậy thừa kế là gì?
Thừa kế được hiểu là việc chuyển dịch tài sản (của cải) của người đã chết cho người còn sống tài sản để lại được gọi là di sản. Thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.
Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản (của cải) của người đã chết cho người còn sống theo tâm nguyện của người đã chết tuy nhiên phải đảm bảo các điều kiện của pháp luật Bộ luật Dân sự năm 2015 về di chúc.
Thừa kế theo pháp luật chuyển dịch tài sản (của cải) của người đã chết cho người còn sống trong trường hợp không có di chúc, trường hợp này gọi là chia thừa kế theo pháp luật và được pháp luật Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định cụ thể về việc chia thừa kế.
Quyền thừa kế đất đai khi bố mẹ chết được quy định như thế nào?
Khi cha mẹ mất không để lại di chúc thì chia thừa kế như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, trong trường hợp người để thừa kế không để lại di chúc để chia thừa kế thì di sản để thừa kế sẽ được chia theo quy định của pháp luật liên quan đến thừa kế.
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Người thừa kế theo luật định
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế ở hàng sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Điều kiện được nhận thừa kế của người thừa kế
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận thừa kế quyền sử dụng đất;
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận thừa kế là quyền sử dụng đất;
- Tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài không được nhận thừa kế là quyền sử dụng đất.
Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai 2013 thì:
- Người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế.
Luật thừa kế đất đai khi bố mẹ chết
Chia đất theo di chúc
Khi cha mẹ mất có để lại di chúc thì cần xét tính hợp pháp của di chúc đó. Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chúc hợp pháp là di chúc phải có đủ các điều kiện sau:
- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Cách chia đất khi cha mẹ mất theo di chúc được quy định như sau: theo khoản 2 Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc có quyền phân định phần di sản cho từng người thừa kế. Có thể hiểu người thừa kế được hưởng phần đất bao nhiêu phụ thuộc vào nội dung di chúc nếu di chúc đó hợp pháp.
Chia đất khi bố mẹ mất theo pháp luật
Khi nào chia đất khi bố mẹ mất theo pháp luật?
Căn cứ khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, chia đất khi cha mẹ mất theo pháp luật trong trường hợp sau:
- Không có di chúc.
- Di chúc không hợp pháp.
- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, , tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Ngoài ra, chia đất khi cha mẹ mất theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản là nhà đất sau:
- Phần di sản không được định đoạt trong di chúc.
- Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật. –
- Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di – sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Người được chia đất khi cha mẹ mất theo pháp luật căn cứ Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Cách chia di sản đất đai do bố mẹ chết không để lại di chúc
Theo nguyên tắc, khi chia thừa kế theo pháp luật, những người thừa kế trong cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản như nhau. Việc phân chia quyền sử dụng đất cũng như vậy: dựa trên số người được nhận di sản thừa kế để phân chia quyền sử dụng đất thành các phần bằng nhau.
Thủ tục thừa kế không có di chúc được thực hiện tại văn phòng công chứng nơi có đất đai để lại theo quy định tại Điều 57 Luật công chứng 2014.
Để tiến hành thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế, giấy tờ cần có trong hồ sơ gồm:
- Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa những người đồng thừa kế;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất;
- Giấy chứng tử của người để lại di sản;
- CMND hoặc hộ chiếu, hộ khẩu của người những người được thừa kế;
- Giấy tờ chứng minh mối quan hệ của những người được thừa kế theo pháp luật với người chết (giấy khai sinh, đăng ký kết hôn…).
Công ty Luật TNHH MTV Luật Sư Quảng Ninh.
Địa chỉ: số 575 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Địa chỉ chi nhánh: số 31 đường Lý Thường Kiệt, tổ 1, khu 3, phường Thanh Sơn, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 0961.926.188/0979.266.128 hoặc đặt lịch hẹn để được hỗ trợ trực tiếp.
Bài viết liên quan: