Cho tôi hỏi, trình độ nghiệp vụ sư phạm và thời gian tham gia giảng dạy của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp được quy định như thế nào? Việc chuẩn bị và thực hiện hoạt động giảng dạy của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp như thế nào?
Mục Lục
Trình độ nghiệp vụ sư phạm và thời gian tham gia giảng dạy của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH quy định về tiêu chuẩn 1 về Trình độ nghiệp vụ sư phạm và thời gian tham gia giảng dạy như sau:
Tiêu chuẩn 1 về Trình độ nghiệp vụ sư phạm và thời gian tham gia giảng dạy
1. Có chứng chỉ sư phạm dạy nghề dạy trình độ sơ cấp nghề hoặc chứng chỉ bồi dưỡng sư phạm bậc 1 hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ sơ cấp hoặc tương đương trở lên.
2. Có thời gian tham gia giảng dạy ít nhất 6 tháng.
Theo đó, Trình độ nghiệp vụ sư phạm và thời gian tham gia giảng dạy của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp như sau:
– Có chứng chỉ sư phạm dạy nghề dạy trình độ sơ cấp nghề hoặc chứng chỉ bồi dưỡng sư phạm bậc 1 hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ sơ cấp hoặc tương đương trở lên.
– Có thời gian tham gia giảng dạy ít nhất 6 tháng.
Nhà giáo dạy trình độ sơ cấp
Việc chuẩn bị và thực hiện hoạt động giảng dạy của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH quy định về tiêu chuẩn 2 về Chuẩn bị hoạt động giảng dạy như sau:
Tiêu chuẩn 2 về Chuẩn bị hoạt động giảng dạy
1. Lập được kế hoạch giảng dạy mô-đun được phân công trên cơ sở chương trình, kế hoạch đào tạo của cả khóa học.
2. Soạn giáo án theo quy định, thể hiện được các hoạt động dạy và học.
3. Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp cho các bài học của chương trình mô-đun được phân công giảng dạy.
4. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu thực hành cần thiết.
Theo đó, nhà giáo dạy trình độ sơ cấp chuẩn bị hoạt động giảng dạy là thực hiện những việc sau:
– Lập được kế hoạch giảng dạy mô-đun được phân công trên cơ sở chương trình, kế hoạch đào tạo của cả khóa học.
– Soạn giáo án theo quy định, thể hiện được các hoạt động dạy và học.
– Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp cho các bài học của chương trình mô-đun được phân công giảng dạy.
– Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu thực hành cần thiết.
Tại Điều 8 Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chuẩn 3 về Thực hiện hoạt động giảng dạy như sau:
Tiêu chuẩn 3 về Thực hiện hoạt động giảng dạy
1. Tổ chức dạy học phù hợp với nghề đào tạo và với từng đối tượng người học; thực hiện đầy đủ kế hoạch giảng dạy, đúng chương trình, nội dung.
2. Thực hiện các giờ dạy lý thuyết, thực hành, tích hợp theo quy định.
3. Vận dụng một số phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động học tập của người học.
4. Sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị dạy học để nâng cao hiệu quả giảng dạy, đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Như vậy, khi thực hiện hoạt động giảng dạy, nhà giáo dạy trình độ sơ cấp tổ chức dạy học phù hợp với nghề đào tạo và với từng đối tượng người học, thực hiện đầy đủ kế hoạch giảng dạy, đúng chương trình, nội dung.
Đồng thời, thực hiện các giờ dạy lý thuyết, thực hành, tích hợp theo quy định. Vận dụng một số phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động học tập của người học. Và sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị dạy học để nâng cao hiệu quả giảng dạy, đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Việc kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của người học được nhà giáo dạy trình độ sơ cấp thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH quy định về tiêu chuẩn 4 về Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học như sau:
Tiêu chuẩn 4 về Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học
1. Lựa chọn và thiết kế các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học phù hợp với mô-đun được phân công giảng dạy.
2. Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá toàn diện, chính xác, mang tính giáo dục và đúng quy định; sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học.
Như vậy, việc kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của người học như sau:
– Lựa chọn và thiết kế các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học phù hợp với mô-đun được phân công giảng dạy.
– Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá toàn diện, chính xác, mang tính giáo dục và đúng quy định. Đồng thời, sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học.
Bài viết liên quan: