Bán lòng se điếu giả có bị xử phạt như thế nào? Ăn lòng se điếu giả bị ngộ độc người tiêu dùng có được bồi thường không?

Bán lòng se điếu giả có bị xử phạt như thế nào? Ăn lòng se điếu giả bị ngộ độc người tiêu dùng có được bồi thường không?

Bán lòng se điếu giả có bị đi tù không? Ăn lòng se điếu giả bị ngộ độc thì người tiêu dùng có được bồi thường theo quy định của pháp luật không? Người tiêu dùng thực phẩm có những nghĩa vụ như thế nào?

Bán lòng se điếu giả có bị đi tù không?

Tại khoản 20 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 có giải thích về thực phẩm như sau:

Giải thích từ ngữ

20. Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm.

Theo như quy định trên thì lòng se điếu được xem là một loại thực phẩm.

Hành vi bán lòng se điếu giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm.

Cụ thể tại Điều 193 Bộ Luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 43 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) có quy định về khung hình phạt đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm như sau:

(1) Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

(2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

– Có tổ chức;

– Có tính chất chuyên nghiệp;

– Tái phạm nguy hiểm;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

– Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

– Buôn bán qua biên giới;

– Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

– Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

– Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

(3) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

– Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

– Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

– Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

– Làm chết người;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.

(4) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

– Thu lợi bất chính 1.500.000.000 đồng trở lên;

– Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên;

– Làm chết 02 người trở lên;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

(5) Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, tùy vào tính chất và mức độ vi phạm mà hành vi bán lòng se điếu giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định nêu trên.

Bán lòng se điếu giả có bị xử phạt như thế nào? Ăn lòng se điếu giả bị ngộ độc người tiêu dùng có được bồi thường không?

Bán lòng se điếu giả có bị đi tù không? (Hình ảnh Internet)

Ăn lòng se điếu giả bị ngộ độc người tiêu dùng có được bồi thường không?

Tại khoản 1 Điều 9 Luật An toàn thực phẩm 2010 có quy định về những quyền của người tiêu dùng thực phẩm như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng thực phẩm

1. Người tiêu dùng thực phẩm có các quyền sau đây:

a) Được cung cấp thông tin trung thực về an toàn thực phẩm, hướng dẫn sử dụng, vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, lựa chọn, sử dụng thực phẩm phù hợp; được cung cấp thông tin về nguy

cơ gây mất an toàn, cách phòng ngừa khi nhận được thông tin cảnh báo đối với thực phẩm;

b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật;

c) Yêu cầu tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

d) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;

đ) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do sử dụng thực phẩm không an toàn gây ra.

Theo đó, người tiêu dùng thực phẩm có thể được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do sử dụng thực phẩm không an toàn gây ra.

Như vậy, trong trường hợp ăn phải lòng se điếu giả mà bị ngộ độc, người tiêu dùng thực phẩm hoàn toàn có quyền được bồi thường.

Người tiêu dùng thực phẩm có nghĩa vụ như thế nào?

Tại khoản 2 Điều 9 Luật An toàn thực phẩm 2010 có quy định về những nghĩa vụ của người tiêu dùng thực phẩm, cụ thể như sau:

– Tuân thủ đầy đủ các quy định, hướng dẫn về an toàn thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng thực phẩm;

– Kịp thời cung cấp thông tin khi phát hiện nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, khai báo ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm với Ủy ban nhân dân nơi gần nhất, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

– Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình sử dụng thực phẩm.


Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Công ty luật Quảng Ninh chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng văn phòng Luật sư Quảng Ninh sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Công ty Luật TNHH MTV Luật Sư Quảng Ninh.

Địa chỉ: số 575 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Địa chỉ chi nhánh: số 31 đường Lý Thường Kiệt, tổ 1, khu 3, phường Thanh Sơn, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 0961.926.188/0979.266.128  hoặc đặt lịch hẹn để được hỗ trợ trực tiếp

Đánh giá post
Gọi Điện Thoại Zalo Facebook Gửi Email