Mục Lục
10 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân từ 1/1/2025?
10 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân từ 1/1/2025?
Căn cứ Điều 5 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định 10 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân từ 1/1/2025 cụ thể bao gồm:
(1) Độc lập theo thẩm quyền xét xử.
(2) Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật và Tòa án.
(3) Thực hiện quyền tư pháp kịp thời, công bằng, công khai, vô tư, khách quan.
(4) Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.
(5) Thực hiện chế độ xét xử sơ thẩm có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
(6) Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
(7) Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
(8) Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm.
(9) Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.
(10) Tòa án chịu sự giám sát của Nhân dân, Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.
10 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân từ 1/1/2025? (Hình từ Internet)
Ngày truyền thống Tòa án nhân dân được tổ chức vào ngày mấy hằng năm?
Căn cứ Điều 22 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định về Ngày truyền thống, biểu trưng của Tòa án nhân dân như sau:
Điều 22. Ngày truyền thống, biểu trưng của Tòa án nhân dân
1. Ngày truyền thống Tòa án nhân dân là ngày 13 tháng 9 hằng năm.
2. Tòa án nhân dân có biểu trưng riêng. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về biểu trưng của Tòa án nhân dân.
Như vậy, Ngày truyền thống Tòa án nhân dân là ngày 13 tháng 9 hằng năm.
Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao từ 1/1/2025 cụ thể ra sao?
Căn cứ Điều 47 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định cụ thể như sau:
Điều 47. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao
1. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao bao gồm:
a) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
b) Văn phòng;
c) Cục, vụ và tương đương;
d) Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng;
đ) Cơ quan báo chí.
2. Tòa án nhân dân tối cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, công chức khác, viên chức và người lao động.
3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn đề nghị thành lập, tổ chức lại, giải thể các cơ quan, đơn vị quy định tại điểm c và điểm đ khoản 1 Điều này trên cơ sở đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Việc thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của luật.
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao bao gồm:
– Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
– Văn phòng;
– Cục, vụ và tương đương;
– Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng;
– Cơ quan báo chí.
Bên cạnh đó, Tòa án nhân dân tối cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, công chức khác, viên chức và người lao động.
Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn đề nghị thành lập, tổ chức lại, giải thể các cơ quan, đơn vị quy định tại điểm c và điểm đ khoản 1 Điều 47 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 trên cơ sở đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Việc thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 47 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 được thực hiện theo quy định của luật.
Khi thực hiện quyền tư pháp, Tòa án nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024, khi thực hiện quyền tư pháp, Tòa án nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
– Xét xử, giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự (gồm vụ án dân sự và việc dân sự), vụ việc phá sản và vụ án, vụ việc khác theo quy định của pháp luật;
– Giải quyết, xét xử vi phạm hành chính theo quy định của luật;
– Quyết định những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật;
– Phát hiện, kiến nghị về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của luật;
– Giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;
– Tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; phát triển án lệ;
– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về thi hành án theo quy định của luật;
– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025
Công ty Luật TNHH MTV Luật Sư Quảng Ninh.
Địa chỉ: số 575 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Địa chỉ chi nhánh: số 31 đường Lý Thường Kiệt, tổ 1, khu 3, phường Thanh Sơn, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 0961.926.188/0979.266.128 hoặc đặt lịch hẹn để được hỗ trợ trực tiếp
Bài viết liên quan: